Làm ngay những điều này kẻo bị các thiết bị thông minh trong nhà theo dõi mà không hề hay biết
Smart TV, loa thông minh hay các camera an ninh là rất hữu dụng với đời sống hiện đại nhưng có thể bạn đang bị chính đồ dùng ấy thu thập thông tin từng giờ.
So sánh máy lọc không khí và quạt điều hòa: Gia đình có trẻ nhỏ nên chọn gì?
Chức năng tưởng tiện lợi trên điều hòa nhưng nên hạn chế sử dụng thường xuyên
Nhà thông minh – tiện lợi hay đáng lo?
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên mà mọi thiết bị đều có thể “nghe, thấy và phản hồi”. Từ smart TV, loa thông minh và các camera giám sát, tất cả đều được thiết kế để lắng nghe và học hành vi người dùng. Nhưng bạn có từng nghĩ đến chuyện chúng cũng có thể ghi âm lại bất cứ các âm thanh nào diễn ra ở môi trường xung quanh, hoặc ghi lại những gì đang diễn ra trong phòng ngủ?
Thực tế, các smartTV ở thời điểm hiện tại đã có camera/micro để hỗ trợ gọi video, điều khiển bằng giọng nói, hoặc theo dõi thói quen xem của người dùng. Và một số trường hợp ghi nhận dữ liệu thói quen xem và gửi về máy chủ mà không hỏi ý kiến người dùng.
Bên cạnh đó, các trợ lý ảo như Alexa, Google Home, Apple HomePod… thường được bật sẵn micro 24/24 để nghe lệnh của bạn. Nhưng trong thực tế các hãng luôn ghi lại vài giây âm thanh trước và sau câu lệnh.
Cụ thể, vào tháng 4/2019, Bloomberg và một số hãng tin uy tín khác đã đăng tải điều tra cho thấy: Amazon thuê hàng ngàn nhân viên trên toàn thế giới để nghe lại các đoạn ghi âm từ trợ lý ảo Alexa, với mục đích cải thiện chất lượng phản hồi của AI. Vụ việc này đã từng gây nên tranh cãi ở thời điểm đó và khiến cả thế giới phải đặt lại câu hỏi: "Chúng ta còn riêng tư không?"
Đáng chú ý hơn, các camera an ninh mới là thứ khiến nhiều người dùng trở nên điêu đứng, bởi nguy cơ lộ lọt các hình ảnh và video riêng tư cá nhân. Bởi lẽ, phần lớn các camera đều có lỗ hổng bảo mật hoặc người dùng sử dụng mật khẩu mặc định, rất dễ bị hacker chiếm quyền. Trong thực tế đã có hàng ngàn video riêng tư bị công khai trên các trang web đen chỉ vì người dùng không biết đổi mật khẩu.
Chúng ta nên làm gì để bảo vệ quyền riêng tư của mình?
-
Tắt micro/camera khi không cần thiết, bởi hầu hết thiết bị đều có nút vật lý để ngắt camera hoặc micro.
-
Thường xuyên kiểm tra cài đặt quyền riêng tư để kiểm soát giới hạn dữ liệu được ghi lại, giới hạn người dùng được chia sẻ quyền.
-
Hãy đổi ngay mật khẩu mặc định của camera
-
Cập nhật firmware thường xuyên nhằm giúp vá lỗ hổng bảo mật từ nhà sản xuất.
-
Nên chọn thiết bị từ các hãng uy tín, có chế độ mã hóa dữ liệu, hỗ trợ bảo mật và cập nhật phần mềm lâu dài.
-
Không nên gắn camera ở những không gian riêng tư như phòng ngủ, phòng thay đồ.
Thực tế, các thiết bị thông minh có rất nhiều những tính năng hữu ích, mang đến cho chúng ta một cuộc sống “sang, xịn, mịn” hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, chúng ta cần phải trang bị cho mình những kiến thức, cần hiểu rõ thiết bị mình đang dùng, và thiết lập giới hạn cho chúng. Vì có thể, thứ theo dõi bạn sẽ không ở đâu xa, mà ngay trong chính gia đình bạn và được cắm sạc 24/7.