Làm gì để giải tỏa áp lực tỷ giá?
Để giảm bớt áp lực về tỷ giá, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá một cách tập trung, lên xuống cùng xu thế chung nhưng vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, cân đối ngoại tệ.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra vào chiều 3/4, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, trong năm 2023, diễn biến của tỷ giá trên thị trường tiền tệ đã có những chuyển biến tích cực, sôi động, thậm chí cả trong những thời điểm khó khăn, khi chịu những tác động tiêu cực từ các chính sách kinh tế thế giới. Sang đến quý I/2024, tỷ giá càng nóng thêm.
Lý giải về sức nóng của tỷ giá, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc Fed chưa chốt thời gian cụ thể cho việc nới lỏng chính sách tiền tệ là một trong những lý do khiến giá trị đồng đô la tăng cao trong những ngày qua. Điều này đã khiến giá trị tiền tệ của nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới lao dốc. Tương tự, đồng tiền Việt Nam cũng chung số phận khi đặt trong quan hệ tỷ giá với đồng đô la.
Thực tế, tỷ lệ mất giá của đồng Việt Nam với đồng đô la vẫn còn thấp hơn so với các nước (năm 2023 mất giá khoảng 2,9%). Đến nay, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la khoảng 2,6%. So với các nước khác như Nhân dân tệ là 1,4%; đồng bạc Thái khoảng 5,93%; …
Tiếp đến, việc các ngân hàng tại Việt Nam liên tục hạ lãi suất cũng góp phần tạo nên những chênh lệch về giá trị giữa đồng đô la và đồng Việt Nam trên thị trường liên ngân hàng, tạo áp lực cho tỷ giá nóng hơn. Ngoài ra, hoạt động nhập khẩu tích cực trong tháng 3 cũng khiến cho nhu cầu ngoại tệ tăng lên so với các giai đoạn trước, làm tăng thêm áp lực về tỷ giá.
Tuy nhiên, dưới sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá vẫn đang được đảm bảo ổn định, thông thoáng và duy trì được trạng thái ngoại tệ dương ở các ngân hàng thương mại và nền kinh tế; đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các doanh nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong bối cảnh tỷ giá tăng cao, ông Đào Minh Tú cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần điều hành tỷ giá một cách tập trung. Bởi theo ông, tỷ giá là một trong những điều hành quan trọng trong nền kinh tế vĩ mô. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức mua của đồng tiền Việt Nam, mà còn còn ảnh hưởng đến nhiều chính sách kinh tế khác của nước ta. Do đó, Ngân hàng nhà nước cần phải coi điều hành tỷ giá là nhiệm vụ quan trọng và tập trung.
Theo đó, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành theo cơ chế hết sức linh hoạt, để đảm bảo trong điều hành tỷ giá lên xuống phù hợp với xu thế chung và đảm bảo trạng thái ổn định, đảm bảo cân đối ngoại tệ.
"Muốn làm được điều đó phải có các công cụ, ngoài công cụ điều hành chính sách tiền tệ chúng tôi đang thực hiện cũng có những yếu tố rất mong các cơ quan truyền thông đưa tin để tạo niềm tin thị trường và tránh tâm lý găm giữ ngoại tệ. Trên thực tế, lượng dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp cần thiết phải can thiệp vẫn đảm bảo được ổn định," Phó Thống đốc nhấn mạnh.
- Áp lực tỷ giá khi nào mới hạ nhiệt?
- Động lực nào làm giảm áp lực lên tỷ giá?
- Biến động tỷ giá "dựng đứng" có ảnh hưởng đến thị trường?
- Cách để thương hiệu xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng
- Vụ mất tiền tỷ tại MSB: Phó thống đốc NHNN nói gì?
- Lật mặt 7 dán nhãn K, lần đầu trẻ em dưới 13 tuổi được xem chỉ cần người giám hộ
- Cuộc đua SUV hạng C: Ford Territory giảm giá, vợt khách của Hyundai Tucson
- Thời tiết nắng nóng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân những điều gì?
- GS6 The Miami ghi điểm với tiêu chuẩn bàn giao nâng cấp