Kế hoạch tài chính cá nhân là gì? Hướng dẫn cách làm hiệu quả
Bạn có những mục tiêu tài chính cá nhân rõ ràng và bạn rất muốn thực hiện được chúng trong khoảng thời gian ấn định. Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện bạn thường loay hoay, xoay sở không biết làm thế nào, bắt đầu từ đâu trước. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân để tiến gần hơn tới con đường chinh phục tài chính của bản thân.
Kế hoạch tài chính cá nhân là gì?
Kế hoạch tài chính cá nhân là một bản kế hoạch xoay quanh vấn đề sử dụng ngân sách của cá nhân đối với việc cân đối dòng tiền bao gồm: Thu nhập, chi tiêu, tích lũy, đầu tư, trả nợ,… và nó thường gắn với tình hình tài chính hiện tại của cá nhân đó. Ngoài ra, nó còn đề cập đến các rủi ro liên quan tài chính mà cá nhân có thể gặp phải trong tương lai, hay những mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn thông qua bản kế hoạch tài chính này.
Thông thường, một bản kế hoạch tài chính cá nhân sẽ bao gồm các mục rất rõ ràng như: Mục tiêu tài chính, giới hạn chi tiêu, thúc đẩy thu nhập, tiết kiệm và đầu tư sinh lời, trả nợ cũng như thời gian hoàn thành.
Ý nghĩa của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân
Lập kế hoạch tài chính cá nhân mang lại nhiều ý nghĩa trong quản lý tài chính cá nhân như:
-
Định hướng và mục tiêu: Lập kế hoạch tài chính giúp bạn xác định rõ ràng mục tiêu tài chính của mình, từ việc tiết kiệm cho những ước mơ lớn hơn như mua nhà, mua xe, du lịch, đến lập kế hoạch cho hưu trí và tạo ra sự ổn định tài chính trong tương lai.
-
Kiểm soát chi tiêu: Kế hoạch tài chính giúp bạn cân nhắc và kiểm soát chi tiêu hàng ngày một cách hợp lý, tránh lãng phí và tập trung vào những yếu tố quan trọng, như trả nợ, tiết kiệm và đầu tư.
-
Tăng cường quản lý tài chính: Bằng cách lập kế hoạch tài chính, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của mình, từ đó đưa ra các quyết định thông minh và đúng đắn trong việc quản lý và phát triển tài sản.
-
Phòng tránh rủi ro tài chính: Kế hoạch tài chính giúp bạn phát hiện và đối mặt với các rủi ro tài chính tiềm ẩn, như thất nghiệp, bất động sản giảm giá, hay thay đổi trong thu nhập gia đình.
-
Tạo sự an tâm và tự do tài chính: Khi bạn có một kế hoạch tài chính chặt chẽ, bạn sẽ cảm thấy an tâm và tự tin hơn về tương lai tài chính của mình. Việc tạo dựng một cơ sở tài chính vững chắc sẽ mang lại cho bạn sự tự do và lựa chọn trong cuộc sống.
Tóm lại, lập kế hoạch tài chính cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn định hướng, kiểm soát và phát triển tài chính một cách thông minh và hiệu quả, đồng thời tạo ra sự an tâm và tự do tài chính trong cuộc sống.
Những lưu ý trước khi lập kế hoạch tài chính cá nhân
Để có một bản kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp với mục tiêu tài chính cũng như sát với tình hình tài chính ở hiện tại bạn cần lưu ý vài vấn đề sau:
-
Đánh giá tình hình tài chính hiện tại: Bước đầu tiên là xem xét tổng thu nhập và chi tiêu hàng tháng của bạn, đồng thời đánh giá các khoản nợ và tài sản hiện có. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về tình hình tài chính cá nhân hiện tại và nhận biết những vấn đề cần giải quyết.
-
Xác định mục tiêu tài chính: Hãy đặt ra những mục tiêu tài chính cụ thể và rõ ràng cho bản thân. Có thể đó là tiết kiệm một số tiền cụ thể để đầu tư vào một dự án kinh doanh, trả nợ, mua nhà, hoặc xây dựng quỹ hưu trí. Việc xác định mục tiêu giúp bạn có hướng đi rõ ràng và tập trung nỗ lực vào những ưu tiên quan trọng.
-
Xây dựng ngân sách: Tạo một ngân sách chi tiêu hàng tháng để kiểm soát và quản lý tiền một cách hiệu quả. Xác định số tiền cần chi tiêu cho các khoản cố định như tiền thuê nhà, tiền điện, tiền điện thoại, tiền tiêu vặt, và dành một phần thu nhập để tiết kiệm và đầu tư.
-
Xây dựng quỹ dự phòng: Đối mặt với và giảm thiểu các khoản nợ không cần thiết để giảm gánh nặng tài chính. Tạo quỹ dự phòng để đối phó với các tình huống khẩn cấp hoặc rủi ro tài chính, như mất việc làm, bất động sản giảm giá, hoặc chi phí y tế bất ngờ.
-
Đánh giá và cải thiện thu nhập: Xem xét các cơ hội tăng thu nhập như tăng lương, tìm kiếm công việc thêm, hoặc tận dụng các kỹ năng cá nhân để tạo thêm nguồn thu nhập.
-
Học hỏi và tư vấn: Tìm hiểu và tư vấn với các chuyên gia tài chính để có thêm kiến thức và hướng dẫn trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân. Họ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các tùy chọn và cơ hội đầu tư, đồng thời đưa ra các lời khuyên phù hợp với tình hình tài chính của bạn.
-
Định rõ ưu tiên: Xác định những yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống và đưa vào ưu tiên khi xây dựng kế hoạch tài chính. Hãy cân nhắc giữa việc đầu tư vào việc học tập, phát triển bản thân, và chuẩn bị cho tương lai, để đảm bảo sự cân bằng và hài hòa trong việc quản lý tài chính cá nhân.
Những lưu ý trên sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn trong quá trình lập kế hoạch tài chính cá nhân và đạt được những mục tiêu tài chính trong tương lai.
Hướng dẫn các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân
Kế hoạch tài chính cá nhân xoay quanh vấn đề sử dụng ngân sách sao cho tối ưu và hiệu quả, với mục tiêu làm sao tiết kiệm được nhiều tiền nhất có thể, làm cho tiền sinh sôi, nảy nở, hạn chế nợ… và đạt được các mục tiêu tài chính của bản thân như sở hữu nhà cửa, xe cộ, có một cuộc sống đáng mơ ước ở tương lai hay nghỉ hưu sớm.
Tùy vào nhu cầu của mỗi người mà có những mục tiêu cũng như kế hoạch khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn lập kế hoạch tài chính cá nhân bạn có thể tham khảo trước khi bắt tay vào thực hiện.
-
Lập mục tiêu tài chính cá nhân: Thông thường các bài viết hoặc một số chuyên gia quản lý tài chính cá nhân sẽ hướng dẫn bạn làm công việc đánh giá tình hình tài chính cá nhân ở hiện tại trước. Điều này sẽ giúp bạn xem được vấn đề cũng như khả năng tài chính của bản thân để lập mục tiêu phù hợp. Tuy nhiên, việc đánh giá tình hình tài chính cá nhân ở hiện tại có thể giới hạn mục tiêu tài chính của bạn ở tương lai.
Bài viết này đưa ra cách tiếp cận mở hơn, khuyến khích bạn hình thành bản kế hoạch tài chính trước. Khi đó, bản kế hoạch của bạn sẽ không bị bó buộc hoặc giới hạn bởi những vấn đề tài chính gặp phải ở hiện tại và có thể phát huy trí tưởng tượng, đưa ra những mục tiêu tài chính lớn lao hơn, đáng để nỗ lực thực hiện. Nếu không mơ thì thôi, còn đã mơ, hãy mơ lớn!
-
Xác định tình hình tài chính hiện tại của bạn: Sau khi có bản kế hoạch tài chính (mục tiêu tài chính), trước khi bắt tay vào thực hiện, một công việc hết sức quan trọng mà bạn không thể bỏ qua đó chính là rà soát các vấn đề tài chính cá nhân ở hiện tại.
Ở bước này, bạn hãy bắt tay vào làm một công việc có thể được coi là nhàm chán nhưng với tinh thần hứng khởi, là liệt kê toàn bộ tài sản bạn đang sở hữu (có giá trị và định giá ở mức bạn có thể bán được như nhà cửa, xe cộ…), các khoản đầu tư, các khoản nợ…
Sau khi xong bước liệt kê tài sản, bạn sẽ ước tính được tài sản ròng bạn đang sở hữu bằng công thức:
Giá trị tài sản ròng = tổng tài sản + các khoản đầu tư - các khoản nợ
Bạn có thể dùng thang 7 cấp độ tự do tài chính của Grant Sabatier - triệu phú tự thân tuổi 30 để tham chiếu xem mình đang ở cấp độ nào. Đây chính là điểm xuất phát tài chính hiện tại của bạn. Trong quá trình rà soát tài sản, bạn sẽ thấy vấn đề chi tiêu của bản thân thông qua những món đồ mua về với tần suất sử dụng ít hoặc nhiều.
Bên cạnh đó, bạn cũng học được những bài học cần thiết trong việc chi tiêu giúp tránh gặp phải các vấn đề liên quan chi tiêu ở hiện tại nếu bạn chịu khó để ý.
-
Xác định con đường để đi: Để đạt được các mục tiêu trong đời đôi khi bạn sẽ phải đánh đổi nhiều thứ? Bạn có sẵn lòng chấp nhận đánh đổi hay không cũng là vấn đề quan trọng trên chuyến hành trình chinh phục mục tiêu tài chính của bản thân. Bạn càng sẵn lòng bao nhiêu, cố gắng nỗ lực bao nhiêu thì khả năng thành công càng cao và kết quả càng gặt hái được nhiều thành công bấy nhiêu.
-
Đánh giá các lựa chọn thay thế: Mỗi lần bạn rà soát lại vấn đề chi tiêu, tiết kiệm hay đầu tư thậm chí thu nhập của bản thân, bạn sẽ học được những bài học cần thiết trên hành trình chinh phục mục tiêu.
Khi nào cần thay đổi chiến thuật? Giai đoạn nào bạn cần ưu tiên tiết kiệm? Giai đoạn nào cần ưu tiên đầu tư? Giai đoạn nào cần tăng thu nhập? Giai đoạn nào cần kiểm soát chi phí… Tất cả đều cần có lộ trình cụ thể cũng như sự ưu tiên ở từng giai đoạn và thời điểm cho phù hợp.
Để tăng tiền tích lũy, bạn có thể học thêm để nâng cao kỹ năng về đầu tư để cho các khoản tiền của mình sinh sôi, nảy nở tốt hơn.
Lưu ý là bạn không nên đốt cháy giai đoạn trong quá trình quản lý tài chính cá nhân mà cần có lộ trình phù hợp với bản thân.
-
Phát triển kỹ năng quản lý tài chính cá nhân: Trước một xã hội biến động khôn lường, việc trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết để đạt được các mục tiêu tài chính là điều vô cùng quan trọng.
Hãy cố gắng trau dồi thêm càng nhiều kiến thức càng tốt, liên quan đến mua sắm, tiết kiệm, đầu tư, trả nợ, thậm chí là nâng cao năng lực chuyên môn để có thể đảm nhận thêm một số công việc bên cạnh công việc chính. Điều đó đảm bảo bạn có nguồn thu nhập đều đặn và rồi rào, giúp tăng khoản tiết kiệm, có thêm tiền để đầu tư và hạn chế nợ. Như vậy, việc tiến dần tới mục tiêu tài chính là điều không gặp quá nhiều khó khăn và cản trở.
-
Xem xét và chỉnh sửa kế hoạch tài chính cá nhân sao cho hợp lý: Nếu bản kế hoạch tài chính cá nhân của bạn ban đầu chưa hoàn thiện, điều đó cũng chẳng có gì khó hiểu cả. Bạn có thể hoàn thiện bản kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân sao cho bạn cảm thấy phù hợp nhất.
Trên đây chỉ là những gợi ý tham khảo, bạn không nhất thiết phải theo trình tự từng bước. Bạn có thể sáng tạo hơn để áp dụng những kiến thức vào quản lý tài chính cá nhân cho phù hợp hơn với chính bạn.
Kết luận
Kế hoạch tài chính cá nhân rất quan trọng trong hoạt động quản lý tài chính cá nhân. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vấn đề này cho tới ngày lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, lúc đó mới tìm cách loay hoay, xoay sở, học tập. Có một kiến thức tốt về quản lý tài chính cá nhân và chịu khó học hỏi, để ý từ những người xung quanh sẽ giúp bạn nâng cao năng lực quản lý tài chính cá nhân.