Hướng dẫn hâm thức ăn bằng lò vi sóng đúng cách, giữ trọn hương vị
Hâm thức ăn là tính năng được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất với thiết bị lò vi sóng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng đúng cách để món ăn được giữ trọn hương vị cũng như đảm bảo an toàn cho người dùng. Nếu bạn còn băn khoăn, hãy cùng Tiếp thị & Gia đình khám phá cách hâm thức ăn bằng lò vi sóng đúng cách nhé!
Vì sao nên hâm thức ăn bằng lò vi sóng?
Khi thức ăn để nguội hay bảo quản trong tủ lạnh đa số đều sẽ bị biến chất và mất đi độ thơm ngon nhất định. Do đó việc hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng sẽ giúp sinh nhiệt từ bên trong thực phẩm, nhờ đó chất lượng thực phẩm không bị ảnh hưởng cũng như bị mất đi chất dinh dưỡng. Đặc biệt hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng còn đảm bảo an toàn không gây nguy cơ nhiễm sóng.
Thời gian mà nhiệt độ lý tưởng hâm thức ăn bằng lò vi sóng
Khi hâm thức ăn bằng lò vi sóng để món ăn được thơm ngon thì thời gian và nhiệt độ là hai yếu tố vô cùng quan trọng. Dưới đây là thời gian và nhiệt độ lý tưởng với từng món ăn bạn có thể tham khảo:
Món canh
Món canh được hâm nóng bằng lò vi sóng sẽ giữ được trọn vị món ăn. Vì thế đa số các gia đình hiện nay đều sử dụng lò vi sóng để hâm canh, súp. Khi hâm canh bạn chỉ nên để ở nhiệt độ khoảng 100 độ C trong vòng 4 phút, nếu để quá lâu nước bay hơi món canh sẽ bị mặn.
Bánh
Khi hâm nóng bánh bằng lò vi sóng, bạn không nên cho trực tiếp bánh vào lò mà hãy bọc một lớp giấy bạc bên ngoài. Chọn nhiệt độ phù hợp với từng loại bánh và kích thước hâm nóng trong thời gian 3-5 phút là bạn đã có món bánh thơm ngon như vừa ra lò.
Cơm, xôi
Để cơm xôi khi hâm nóng trong lò vi sóng không bị khô, cháy thì trước khi hâm bạn có thể cho thêm viên đá để trên mặt. Chọn nhiệt độ 100 độ C trong thời gian 4 phút là có bát cơm dẻo thơm.
Đồ nướng
Tùy vào từng loại đồ nướng mà bạn sẽ hâm ở nhiệt độ và thời gian khác nhau. Với thịt cá trước khi hâm bạn nên quét thêm một lớp dầu mỏng, hâm ở 120 độ C trong khoảng thời gian 5-10 phút. Còn với rau củ thì bạn bạn nên để nhiệt độ 230 độ C để rau được giòn và thơm ngon.
Những lưu ý khi hâm thức ăn bằng lò vi sóng
Hâm thức ăn bằng lò vi sóng không khó, nhưng để thực phẩm được thơm ngon, người sử dụng được an toàn thì bạn đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây:
Dụng cụ nên sử dụng
Khi hâm thức ăn bạn chỉ nên sử dụng các loại vật dụng được làm bằng thủy tinh, gốm sứ, gỗ... có khả năng chịu nhiệt cao để không ảnh hưởng đến chất lượng món ăn cũng như lò vi sóng.
Những thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng
Không phải thực phẩm nào cũng có thể chế biến bằng lò vi sóng. Đặc biệt là thịt lợn đã tẩm ướp gia vị hoặc thịt hun khói, vì khi cho vào lò sẽ khiến các phân tử nitric có trong thịt trở thành nitrosamin, dễ gây ung thư.
Cùng với đố bạn không nên nướng, rán những món chứa quá nhiều dầu mỡ trong nhiệt độ cao. Hay hâm thức ăn nhiều nước ở nhiệt độ cao vì chúng rất dễ tràn ra ngoài gây bỏng.
Các bước cần nhớ khi hâm thức ăn
Khi cho thức ăn vào lò, bạn bật chế độ hâm nóng ở nhiệt độ cao trong khoảng 1 phút, sau đó đảo đều thức ăn và hâm tiếp đến khi đạt.
Tuyệt đối không đun nước hay hâm chất lỏng quá lâu trong lò vì khi nhiệt độ cao chất lỏng sẽ bắn khắp lò gây mất an toàn.
Nên đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng để chọn thời gian và công suất phù hợp.
Nguyên tắc an toàn với từng loại thực phẩm
Bạn cần nắm được những nguyên tắc sau để đảm bảo an toàn khi hâm thức ăn bằng lò vi sóng:
-
Các thực phẩm có vỏ hoặc màng mỏng như trứng, khoai lang, sò ốc trước khi cho vào lò bạn cần làm thủng một lỗ nhỏ hoặc bỏ vỏ để tránh phát nổ.
-
Thực phẩm lỏng như sữa, cháo, súp... phải đựng trong vật dụng có miệng rộng, chất lỏng phải thấp hơn miệng thành để tránh tình trạng bị trào.
-
Thực phẩm đóng hộp cần phải đổ ra bát, đĩa... trước khi cho vào lò.
Trên đây là hướng dẫn cách hâm thức ăn bằng lò vi sóng và những lưu ý quan trọng người dùng cần nắm được để sử dụng sản phẩm an toàn hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn khi sử dụng thiết bị nhà bếp này.