Thứ tư, 05/07/2023, 18:00 (GMT+7)

Học bổ túc là gì? Học bổ túc có thi đại học được không?

P.V (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Học bổ túc là gì chắc hẳn đang là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh và các em học sinh. Mặc dù đây là một hình thức học không quá xa lạ nhưng không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức để thực sự hiểu về nó. Vậy học bổ túc là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Học bổ túc là gì?

Học bổ túc chính là chương trình học đặc biệt được tổ chức theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục dành cho những ai không đủ điều kiện, thời gian… theo học tại các trường THPT công lập hoặc dân lập.

Học bổ túc là gì? Tuy môi trường đào tạo khác nhau nhưng người học vẫn được cung cấp đầy đủ khối kiến thức theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục, bao gồm: Toán - Lý - Hóa - Văn - Sử - Địa.

Tùy vào điều kiện của các trường có thể bổ sung thêm môn học Giáo dục công dân và tiếng Anh vào chương trình học. Thời gian học của các bộ môn này cũng sẽ được bố trí sao cho thuận tiện và thích hợp nhất với thời gian biểu của người học. 

Các lớp học bổ túc thường diễn ra vào buổi tối và thường sẽ chỉ là 5 buổi/tuần. Thời lượng học trong 1 buổi cũng không quá dài nên học sinh sẽ không cảm thấy chán nản hay mệt mỏi. Đặc biệt, sau khi hoàn thành chương trình học bổ túc, những đối tượng này hoàn toàn có thể học tiếp lên các hệ đào tạo cao hơn.

hoc-bo-tuc-la-gi
Các lớp học bổ túc thường diễn ra vào buổi tối và thường sẽ chỉ là 5 buổi/tuần

Học bổ túc dành cho đối tượng nào?

Không chỉ thắc mắc về học bổ túc là gì, nhiều phụ huynh và các em học sinh còn băn khoăn không biết hình thức học bổ túc sẽ dành cho đối tượng nào?

Có thể thấy được rằng, nếu muốn theo học tại các công lập hay dân lập, các bạn học sinh sẽ phải vượt qua kỳ thi tuyển sinh tương đối gắt gao. Điểm số ở kỳ thi này thường tăng chóng mặt qua từng năm nên sẽ gây trở ngại lớn đối với các em.

Học bổ túc là gì, dành cho đối tượng nào? Tuy nhiên, với hình thức học bổ túc lại khác hoàn toàn, các em có thể thi hoặc không thi tuyển vào lớp 10. Đây cũng là sự lựa chọn dành cho những bạn học sinh không đủ điều kiện theo học tại các trường có điểm chuẩn quá cao. Nhờ đó, các em có thể tiết kiệm được thời gian và tập trung vào những kỳ thi quan trọng tiếp theo.

Hơn nữa, học bổ túc không chỉ dành riêng cho học sinh mà còn rất phù hợp với những người đi làm không có điều kiện, thời gian học và hoàn thành chương trình THPT. Thời gian học dành cho đối tượng này cũng khá linh hoạt nên có thể kết hợp song song giữa việc vừa đi học, vừa đi làm.

hoc-bo-tuc-la-gi-doi-tuong-hoc-bo-tuc
Học bổ túc không chỉ dành riêng cho học sinh mà còn rất phù hợp với những người đi làm

Tại sao nên học bổ túc?

Học bổ túc là gì, tại sao nên học? Nếu như vẫn còn đang phân vân, chưa quyết định nên theo học hình thức học này hay không thì bạn có thể tham khảo một số thông tin được Tiếp thị và Gia đình chia sẻ dưới đây.

1. Không cần học nhiều môn học

Khác với những trường THPT công lập, dân lập, chương trình học bổ túc sẽ được lược giảm hơn nên thường học sinh sẽ chỉ cần học 7 môn học là Toán, Văn, Sử, Địa, Lý, Hóa và Sinh học. Một số trung tâm giáo dục thường xuyên khác sẽ có thêm các môn học như Giáo dục công dân, tiếng Anh.

2. Học phí thấp

Học phí của chương trình học bổ túc khá hợp lý, bạn chỉ cần chi tra khoảng 1 đến 2 triệu đồng cho một năm học. Đây là một mức học phí khá thấp so với những hệ học tập khác. Vì vậy, sẽ là một điểm cộng rất lớn để bạn cân nhắc có nên theo học hình thức học này không.

3. Được bảo lưu kết quả học tập khi học bổ túc

Học bổ túc là gì, quyền lợi khi học như thế nào? Với những bạn đang theo học bổ túc thì sẽ có thêm một quyền lợi ưu tiên vô cùng lớn đó là được bảo lưu kết quả học tập khi học bổ túc.

Quyền lợi này được áp dụng trong trường hợp bạn không may trượt kỳ thi tốt nghiệp thì có thể bảo lưu lại kết quả thi với những môn thi đạt điểm 5 trở lên. Như vậy, ở kỳ thi năm sau, bạn sẽ không cần phải thi lại những môn đã được bảo lưu kết quả nữa.

hoc-bo-tuc-la-gi-quyen-loi-khi-hoc-bo-tuc
Được bảo lưu kết quả học tập khi học bổ túc

Học bổ túc khác chính quy như thế nào?

Học bổ túc là gì, sự khác nhau giữa chương trình học này với hình thức học chính quy là gì? Hai chương trình học này có quá nhiều sự chênh lệch hay không? Hãy cùng tìm hiểu cùng Tiếp thị và Gia đình ở những thông tin dưới đây nhé.

1. Đối tượng theo học

Sự khác biệt đầu tiên giữa 2 chương trình học này chính là đối tượng theo học. Với chương trình học phổ thông thì người theo học sẽ là những em học sinh đã vượt qua các kỳ thi chuyển cấp khắt khe, tham gia tuyển chọn và đạt tiêu chuẩn của trường.

Do đó, các em học sinh sẽ cần có nhiều thời gian ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này. Tỷ lệ thí sinh tham gia kỳ thi này rất lớn, tỷ lệ chọi ở các trường top sẽ rất cao. Nên có thể thấy được rằng, trong khoảng thời gian ôn thi, các bạn học sinh sẽ phải đối mặt với rất nhiều áp lực và căng thẳng.

Học bổ túc là gì, sự khác nhau giữa 2 chương trình học là gì? Đối với chương trình học bổ túc, các bạn học sinh có thể lựa chọn thi hoặc không thu vào hệ trung học phổ thông. Trường hợp điểm thi THPT không tốt, bạn không thể vào được bất cứ một trường công lập nào thì bổ túc sẽ là một lựa chọn tốt nhất.

Bằng cách này, bạn có thể tiếp tục hành trình đèn sách của mình để chuẩn bị cho những kỳ thi quan trọng khác sắp tới. Hơn nữa, hình thức học bổ túc không chỉ dành cho các bạn học sinh, sinh viên mà còn dành cho cả những người đã đi làm nhưng vẫn chưa hoàn thành chương trình học cấp 3 của mình.

2. Chương trình đào tạo

Thực tế thì chương trình đào tạo của các trường bổ túc sẽ không có sự khác nhiều so với các trường THPT chính quy. Người theo học vẫn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và các kỹ năng cần thiết. Giáo trình tại đây được biên soạn theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục. Điều này giúp người học có thể chuẩn bị tốt hành trang bước vào những hệ đào tạo cao hơn sau này. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể an tâm về chương trình học này.

hoc-bo-tuc-la-gi-chuong-trinh-dao-tao
Giáo trình tại cơ sở đào tạo bổ túc được biên soạn theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục

3. Học phí

Học phí của chương trình học bổ túc khá hợp lý, chỉ dao động khoảng 120.000 VNĐ/tháng, thấp hơn rất nhiều so với chương trình học ở các trường THPT chính quy. Ngoài ra, bạn sẽ không cần đóng góp thêm bất cứ khoản phụ phí nào khác ngoài tiền học. Điều này sẽ hỗ trợ giảm nhẹ bớt gánh nặng về kinh tế cho gia đình bạn.

4. Quyền lợi khi học bổ túc

Sau khi hoàn thành chương trình học bổ túc, bạn hoàn toàn có thể tham gia kỳ thu tuyển sinh THPT quốc gia do Bộ Giáo dục tổ chức. Trong kỳ thi này, học sinh theo học bổ túc sẽ không cần thi môn tiếng Anh như các thí sinh khác.

Do đó, bạn có thể chọn bài kiểm tra khác phù hợp với năng lực học của mình để thay thế. Việc thay thế này sẽ giúp nâng cao khả năng trúng tuyển vào các trường đại học của những bạn có trình độ tiếng Anh không quá cao.

5. Học bổ túc cấp 3 có cơ chế độ ưu tiên nào không?

Khi bạn theo học chương trình bổ túc thì sẽ nhận được một số chế độ ưu tiên như được công thêm điểm tốt nghiệp khi có các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, chứng chỉ nghề THPT… Đây là quyền lợi mà Bộ Giáo dục dành cho những đối tượng này nhằm khuyến khích, cổ vũ tinh thần học tập.

Đăng ký học bổ túc ở đâu?

Ở hầu hết các quận huyện trên cả nước đều có các Trung tâm giáo dục thường xuyên và các cơ sở đào tạo theo chương trình học bổ túc. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể đăng ký theo học tại các cơ sở này.

Do có vị trí thuận tiện nên phụ huynh và học sinh có thể đến thăm quan trực tiếp cơ sở vật chất, môi trường sư phạm, tham khảo trước chương trình học, học phí… Sau đó, chỉ cần đăng ký thủ tục nhập học và chờ nhà trường gửi thông báo. Khi nhận được thông báo nhập học, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan theo yêu cầu của nhà trường để đăng ký nhập học.

dang-ky-hoc-bo-tuc-o-dau
Các quận huyện đều có các Trung tâm giáo dục thường xuyên đào tạo theo chương trình học bổ túc

Học bổ túc là gì, thời gian học trong bao lâu?

Thông thường thì thời gian để hoàn thành chương trình THPT sẽ là 3 năm đối với các trường học đào tạo chính quy. Tuy nhiên, đối với những trường bổ túc, do có chương trình học được lược giảm nên thời gian học sẽ được rút ngắn xuống còn khoảng 2 năm. Bên cạnh đó, thời gian học còn được sắp xếp linh hoạt nên sẽ rất thuận tiện.

Một số lưu ý đi thi đại học sau khi học bổ túc

Học sinh sau khi hoàn thành chương trình học bổ túc có nhu cầu tham gia kỳ thi đại học cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Bằng tốt nghiệp THPT hệ đào tạo bổ túc và hệ đào tạo chính quy sẽ có giá trị như nhau.
  • Nội dung trên giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT không có sự khác biệt giữa 2 hệ đào tạo bổ túc và chính quy.
  • Tài liệu đào tạo hệ bổ túc và chính quy là như nhau, nhưng trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể giảm tải khối lượng kiến thức dành cho học sinh hệ bổ túc để phù hợp với năng lực học.
  • Các môn học đào tạo hệ bổ túc cần đảm bảo đủ 7 môn học chính là Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, Sinh.
  • Thời lượng đào tạo bắt buộc đối với học sinh hệ bổ túc sẽ khoảng 18 đến 20 tiết/tuần, 5 buổi học/tuần.

Trên đây là những thông tin chia sẻ của Tiếp thị và Gia đình về việc học bổ túc. Hy vọng, qua đó đã giúp bạn đọc giải đáp được băn khoăn về học bổ túc là gì? Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin chính xác khác về chọn nghề, chọn trường.

Cùng chuyên mục