Thứ sáu, 18/07/2025
logo
Tiêu dùng thông minh

Đi chợ vừa đủ: Bí quyết để không 'vung tay quá trán' rồi… vứt thẳng vào thùng rác

Thanh Hoa Thứ sáu, 18/07/2025, 16:02 (GMT+7)

Mua quá nhiều rồi không kịp dùng là một thói quen đi chợ gây lãng phí, đặc biệt trong thời buổi giá cả leo thang và thu nhập không đủ đáp ứng.

Mua thực phẩm tươi vào khung giờ nào là tốt nhất? Bí kíp giúp bạn đi chợ thông minh mỗi ngày

Mẹ đảm chia sẻ bí quyết mua sắm thông minh cho gia đình 4 người: Chi tiêu hợp lý, tiện nghi đủ đầy

10 mẹo mua sắm thông minh giúp gia đình trẻ tiết kiệm hàng triệu đồng mỗi tháng

 

Nhiều người trong chúng ta đã từng rơi vào cảnh tủ lạnh đầy ắp đồ ăn, rau củ tươi rói, thịt cá đủ loại, nhưng sau vài ngày… lại chuyển hư hỏng, bốc mùi phải tống thẳng vào thùng rác. Vậy làm sao để đi chợ "vừa đủ", không thiếu cũng không thừa?

Dưới đây là những mẹo mua sắm thông minh mà bạn không nên bỏ qua!

Lên kế hoạch bữa ăn

Đừng xem thường việc lập kế hoạch cho các bữa ăn trong tuần. Hãy dành ra 10-15 phút mỗi tuần để ghi ra bạn sẽ ăn gì vào bữa sáng, trưa, tối. Việc này giúp bạn tính toán chính xác cần mua bao nhiêu nguyên liệu, tránh cảnh "thấy rẻ thì vơ" hoặc mua theo cảm hứng rồi về... không biết nấu gì.

Một mẹo nhỏ: Nếu bạn đi chợ 2 lần/tuần, hãy chia kế hoạch thành 2 phần, mỗi lần chỉ mua đủ cho 3-4 ngày. Vừa tươi ngon, vừa kiểm soát tốt hơn.

Danh sách đi chợ

Hãy giữ thói quen lập danh sách mua sắm trước khi đi chợ hoặc siêu thị. Việc này giúp bạn không bị “lung lay” trước những món giảm giá hay bày biện bắt mắt. Chỉ cần cầm theo tờ giấy hoặc ghi chú trên điện thoại và mua đúng những gì đã liệt kê, bạn sẽ tiết kiệm được cả tiền bạc lẫn thời gian.

Lưu ý: Ưu tiên mua những món có thể sử dụng linh hoạt trong nhiều món ăn như hành, tỏi, trứng, cà chua…

tui-di-cho-giup-bao-ve-moi-truong-1530
Đi chợ vừa đủ giúp bạn tiết kiệm tiền bạc và công sức

Mua vừa đủ, không để khuyến mãi “dắt mũi”

Nhiều người bị cám dỗ bởi các chương trình “mua 1 tặng 1” hay “giảm giá khi mua số lượng lớn”. Tuy nhiên, với thực phẩm tươi sống hoặc dễ hư hỏng, nếu bạn không có kế hoạch sử dụng hết thì khuyến mãi đó chẳng khác gì đang “mua về để vứt đi”.

Thay vì ham rẻ số lượng, hãy quan sát sức ăn thật sự của gia đình bạn. Với những món chỉ ăn 1-2 lần/tuần, không cần trữ quá nhiều.

Bảo quản đúng cách

Biết mua đủ rồi nhưng nếu bảo quản sai, thực phẩm vẫn sẽ hỏng như thường. Hãy phân loại và bảo quản thực phẩm theo nhóm:

  • Rau củ: cho vào túi giấy hoặc túi lưới, để ngăn mát, tránh ẩm. Đừng để rau chung với trái cây vì khí ethylene có thể làm hỏng nhanh.

  • Thịt cá: chia nhỏ từng phần theo bữa ăn, bọc kín và cấp đông.

  • Thức ăn chín: đậy nắp kín, dùng hộp thủy tinh hoặc hộp chuyên dụng, không để quá 2-3 ngày.

Một mẹo khác: Khi nấu ăn, nếu dư thừa, hãy tận dụng cho bữa sau bằng cách biến tấu thành món khác thay vì nấu mới hoàn toàn.

“Dọn kho” định kỳ

Trước mỗi lần đi chợ, đừng quên kiểm tra tủ lạnh. Xem còn gì có thể dùng, món nào sắp hỏng để ưu tiên sử dụng. Nhiều người có thói quen mua thêm mà không nhớ… trong ngăn tủ vẫn còn 2 bó rau, 1 hộp thịt chưa mở và trứng từ tuần trước.

Việc “dọn kho” định kỳ giúp bạn tránh được tình trạng “chồng chất rồi quên mất”.

Đi chợ vừa đủ không chỉ là thói quen tiêu dùng thông minh, mà còn là cách thể hiện sự tôn trọng đối với thực phẩm và công sức lao động của chính mình. Trong bối cảnh thực phẩm ngày càng đắt đỏ và môi trường ngày càng chịu áp lực từ rác thải sinh hoạt, việc tiết giảm lãng phí chính là hành động thiết thực và ý nghĩa nhất bạn có thể làm mỗi ngày.

Đọc thêm

Đừng bỏ lỡ

Cùng chuyên mục