Tiếp Thị Gia Đình

Chủ nhật, 15/10/2023, 12:30 (GMT+7)

Giải đáp: Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 có nguy hiểm cho mẹ và bé hay không?

Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 là hiện tượng thường gặp khi thai nhi bước vào tam cá nguyệt thứ 3. Nhưng liệu triệu chứng này có nguy hiểm đến bé hay không? Tiếp Thị Gia Đình sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Dây rốn quấn cổ là gì?

Dây rốn quấn cổ hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ, đây là hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ của thai nhi, có thể là một vòng hoặc nhiều vòng. Dây rốn quấn cổ này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình mang thai từ lúc lúc chuyển dạ cho đến quá trình sinh nhưng hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 là phổ biến nhất. 

Theo thông tin của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, hằng năm có tới 1/3 trẻ sơ sinh ra đời với vòng dây rốn quấn cổ. Mà độ dài trung bình của dây rốn rơi vào khoảng từ 50 - 60 cm. Đặc biệt, dây rốn càng dài, nguy cơ quấn vào cổ, tay chân của trẻ hoặc thắt nút càng lớn. Do sự chuyển động của thai nhi sẽ khiến dây rốn căng ra và dài thêm có thể vướng vào tay chân hoặc quấn vào cổ thai nhi gây ra nguy cơ tắc nghẽn mạch máu liên tục hoặc từng phần.

day-ron-quan-co-1-vong-tuan-32-1
Trường hợp dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 của thai kỳ

Hầu hết các trường hợp dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 thường không liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong sau sinh. Chính vì vậy, mà các bác sĩ rất ít khi thông báo cho mẹ bầu biết việc thai nhi có dây rốn quấn vào cổ, ngoại trừ trường hợp nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của thai nhi.

Cách phát hiện dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32

Hiện nay, để phát hiện dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 các mẹ cần đi siêu âm thai. Việc siêu âm định kỳ không chỉ giúp mẹ bầu biết được thai nhi có dây rốn quấn hay không, mà còn cho phép bác sĩ biết được dây rốn quấn bao nhiêu vòng và gây nguy hiểm đến thai nhi ra sao.

Mẹ bầu cũng có thể nhận biết được hiện tượng này nhờ những cú đạp chân của con. Bởi nếu thai nhi bị dây rốn quấn quá chặt gây thiếu oxy, khó thở, bé sẽ đạp nhiều. Vì vậy nếu thấy thai nhi đạp mạnh, dữ dội hay đạp ít bất thường thì mẹ nên đến cơ sở y tế thăm khám để biết được tình hình của con.

day-ron-quan-co-1-vong-tuan-32-2
Mẹ bầu có thể siêu âm để nhận biết được tình trạng dây rốn quấn cổ

Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 có nguy hiểm không?

Bắt đầu từ tuần thứ 32 của thai kỳ, thai nhi đã phát triển hoàn thiện vì vậy thai nhi sẽ vận động thường xuyên hơn so với trước đó. Cộng thêm, lượng nước ối lúc này rơi vào khoảng 1000ml. Do vậy, tỷ lệ thai nhi bị dây rốn quấn cổ ở thời điểm này rất là cao. 

Vậy dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia khoa sản, mẹ bầu không cần quá lo lắng nếu thai nhi gặp hiện tượng dây rốn quấn cổ. Bởi tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc dây rốn quấn cổ là 37% nhưng đa số các trường hợp đều chào đời một cách khỏe mạnh. Rất hiếm trường hợp dây rốn quấn cổ làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng thai nhi.

Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần chú ý và thăm khám, siêu âm định kỳ để biết được chính xác tình hình của trẻ. Bởi tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 hay ở những giai đoạn khác đều có thể khiến bé và mẹ bầu gặp phải những nguy hiểm sau:

  • Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32, sẽ khiến toàn bộ quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi bé bị cản trở. Vì vậy, khả năng cao bé khi sinh ra sẽ bị sinh nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ.
  • Khi người mẹ chuyển dạ sắp sinh, việc dây rốn quấn quanh cổ bé có thể khiến thai nhi bị treo ngược, khiến bé khó có thể ra ngoài. Hơn nữa, nếu lúc này dây rốn quấn quá chặt, bé có thể bị thiếu oxy, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. 
day-ron-quan-co-1-vong-tuan-32-3
Mức độ nguy hiểm của hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi

Nguyên nhân dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32

Dây rốn quấn cổ là tình trạng xảy ra khá phổ biến đối với thai nhi, mà nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng trên là sự vận động của thai trong bụng mẹ. Do trong thai kỳ, thai nhi nằm trong một bể nước ối lớn nên có thể dễ dàng di chuyển. Nhưng trong quá trình thai nhi di chuyển đã vô tình làm dây rốn quấn vào thân cổ hoặc thắt nút lại. 

Ngoài ra nguyên nhân dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 còn có thể do một số yếu tố sau: 

  • Cấu trúc dây rốn kém: Thực tế, dây rốn được bao phủ bởi một lớp sáp trơn, dẻo, giúp dây rốn không bị thắt nút, và quấn quanh thai nhi khi vận động trong bụng mẹ. Vì vậy, nếu lớp sáp trơn này không đủ tốt có thể làm gia tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ.
  • Dây rốn quá dài: Theo số liệu nghiên cứu của chuyên gia, dây rốn có chiều dài trên 60cm được cho là dài. Nếu những em bé gặp phải tình trạng này thường có nguy cơ bị dây rốn quấn cổ cao hơn bình thường đặc biệt là khi bé vận động liên tục.
  • Mẹ bầu mang đa thai: Việc mẹ bầu mang đa thai sẽ khiến túi ối chật chội sẽ làm gia tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ thai nhi.
  • Mẹ bầu có nhiều nước ối: Việc nước ối nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi di chuyển, vì vậy làm tăng nguy cơ tràng hoa quấn cổ.
  • Mẹ bầu vận động, lao động quá sức: Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng dây rốn quấn cổ. Bởi khi mẹ bầu làm việc quá sức, thai nhi thường có xu hướng quay đầu xuống dưới, khiến cho dây rốn rất dễ quấn quanh người và quấn vào cổ con.
day-ron-quan-co-1-vong-tuan-32-4
Nguyên nhân dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32

Mẹ cần làm gì khi dây rốn quấn 1 vòng tuần 32

Sau khi có kết quả siêu âm và được bác sĩ thông báo thai 32 tuần bị dây rốn quấn cổ 1 vòng, mẹ bầu cần hết sức bình tĩnh, không cần quá lo lắng bởi thực tế có rất nhiều trường hợp em bé tự tháo dây rốn. Vì vậy, bạn hãy hỏi bác sĩ cụ thể tình hình của con.

Trong trường hợp, những thai nhi chỉ bị dây rốn quấn 1 vòng đều có thể sinh trưởng bình thường, bởi dây rốn khá lỏng lẻo. Tuy nhiên lúc này em bé lại vận động nhiều nên mẹ bầu cần đến cơ sở y tế uy tín theo dõi thai nhi theo đúng lịch định kỳ của bác sĩ. Ngoài ra, nếu mẹ bầu thấy em bé đạp nhiều hoặc quá ít so với bình thường, thì cần đến bệnh viện ngay để kiểm tra. 

Khi phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ bầu nên thường xuyên nằm nghiêng về bên trái. Điều này giúp cải thiện tình trạng thiếu dưỡng khí ở thai và giúp quá trình truyền máu, dưỡng chất từ mẹ tới thai trở nên dễ dàng hơn.

day-ron-quan-co-1-vong-tuan-32-5
Bà bầu nên nằm nghiêng để thai nhi dễ thở

Có sinh thường được không khi dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32

Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32 hay nhiều vòng thì có sinh thường được không? Đây chắc hẳn là những băn khoăn của mẹ bầu có con gặp tình trạng tràng hoa quấn cổ. 

Theo các chuyên gia khoa sản, nếu thai nhi bị dây rốn quấn ở giai đoạn tuần thai thứ 32 của thai kỳ thì vẫn còn nhiều thời gian để bé tự "tháo" dây rốn ra. Do quá trình bé chuyển động nhiều sẽ khiến vòng dây rốn lỏng và tự tuột ra.

Trong trường hợp mẹ bầu chuyển dạ sinh con nhưng dây rốn vẫn chưa tuột khỏi cổ bé mà sức khỏe mẹ và bé đều ổn định thì vẫn có thể sinh thường theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu được chỉ định sinh mổ trong trường hợp thai bất thường, dây rốn quấn nhiều vòng và bị thắt nút, sức khỏe mẹ bầu yếu,…

Hầu hết, các em bé bị dây rốn cổ 1 vòng thậm chí là 2, 3 vòng tuần 32 đều có thể chào đời bình an. Vì chỉ có khoảng 10% thai chết lưu nhưng nguyên nhân không phải do dây rốn siết cổ mà do tắc nghẽn dây rốn hoặc dây rốn thắt nút,...

day-ron-quan-co-1-vong-tuan-32-6
Bà bầu có thể đẻ thường khi con bị tràng hoa quấn cổ

Trong bài viết này Tiếp Thị Gia Đình đã giải đáp cho các mẹ về sự nguy hiểm của hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 32. Hy vọng những kiến thức làm cha mẹ này sẽ giúp ích được cho các mẹ. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và vượt cạn thành công! 

Cùng chuyên mục