Thứ hai, 10/06/2024, 12:04 (GMT+7)

Chiêm ngưỡng mâm cúng Tết Đoan Ngọ đẹp hút hồn của hội chị em đảm đang, ai thấy cũng phải trầm trồ

Thu Hà (Tiếp thị & Gia đình)

Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), mạng xã hội lại ngập tràn những mâm cúng đẹp mắt, đủ màu sắc của hội chị em đảm đang khiến ai cũng xuýt xoa khen ngợi.

Tết Đoan Ngọ năm 2024 diễn ra vào ngày 5/5 Âm lịch, tức thứ Hai, ngày 10/6 Dương lịch. Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương. Đoan ngọ (Đoan là mở đầu, Ngọ là giữa trưa) là bắt đầu giữa trưa; Dương là mặt trời, là khí dương. Đoan Dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi dưới cái tên dân dã là "Tết giết sâu bọ". Vào ngày này, mỗi gia đình đều sửa soạn mâm cúng để dâng lên ban thờ gia tiên với mong muốn cầu cho mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại. Bên cạnh đó, đây còn là dịp để mọi người cầu sức khỏe, bình an Tùy theo phong tục của từng vùng miền mà mâm cúng trong ngày tết Đoan ngọ có chút khác biệt. 

Mâm cúng của người miền Bắc thường có nước, rượu, bánh tro, bánh ú, hương, vàng mã, hoa, xôi, chè, cơm rượu nếp, và các loại hoa quả như đào, mận, vải, hồng xiêm.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Trung không có nhiều khác biệt so với miền Bắc nhưng sẽ có thêm món thịt vịt. Ăn vịt vào dịp này được xem là mát cả năm, món ăn này vừa ngon vừa bổ dưỡng. Ngoài ra, một món ăn khác được người dân miền Trung chuẩn bị trong ngày Tết Đoan Ngọ là chè kê. Chè kê có vị ngọt thanh mang lại cảm giác thanh mát dễ chịu. 

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Nam về cơ bản vẫn bao gồm trái cây, hương, hoa, vàng mã, rượu, bánh ú bá trạng, cơm rượu. Một số món đặc trưng phổ biến khác như chè trôi nước, xôi gấc, xôi vò. Đặc biệt, chè trôi nước là món không thể thiếu.

Hòa chung với không khí "giết sâu bọ", hội chị em không quên khoe những mâm cỗ cúng ngon mắt của gia đình mình trong ngày Tết này. 

Năm nào cũng vậy, chị Vũ Thu Hương (Hà Nội) lại dành một chút thời gian để chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ, thể hiện tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên. Là một bà nội trợ đảm đang, khéo léo, chị Hương bày biện mâm cỗ cúng rất đẹp mắt. Năm nay, mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ nhà chị có mận, vải là hoa quả theo mùa. Ngoài ra món cơm rượu, bánh tro là không thể thiếu. Chị còn điểm thêm hoa sen sen trắng để tăng thêm vẻ đẹp cũng như thanh khiết của mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ.

huonghuong
thuhuongthuhuong
thuhuong2thuhuong2
Mâm cỗ đẹp mắt, trang trọng của chị Vũ Thu Hương

Cũng như chị Vũ Thu Hương, năm nào chị Hồng Thuý cũng cúng Tết Đoan Ngọ. Mâm cúng của chị bao gồm hoa quả theo mùa như vải mận, hoa sen và những món ăn không thể thiếu trong dịp này là cơm rượu nếp, bánh tro, bánh xu xê. Ngoài mâm cúng truyên thống, chị còn cúng thêm xôi gà, hay món xôi cốm đặc trưng của mùa hè. Mâm lễ cúng của chị tuy các món đều quen thuộc nhưng được chính tay chị lựa chọn kỹ càng vô cùng t ươi ngon để dâng lên tổ tiên. 

hong-thuyhong-thuy
hong-thuy1hong-thuy1
Mâm lễ của chị Hồng Thúy

Cùng chiêm ngưỡng thêm các mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ của các chị em khác dưới đây:

caothanhthuy
cao-thanh-thuy2
Mâm lễ cúng đủ các loại trái cây, bánh, hoa của chị Cao Thanh Thủy.
kimcuong
Mâm cỗ đơn giản nhưng rất ngon miệng, ngon mắt của chị Kim Cương
huyenthu
Mâm cỗ Tết Đoan Ngọ được chia sẻ từ bạn Huyền Thu
chi-phuong
Mâm ngũ quả dâng cúng Tết Đoan Ngọ đơn giản nhưng vô cùng đẹp mắt của chị Phương
hong-anh
Mâm cỗ Tết Đoan Ngọ từ bạn Hồng Ánh chia sẻ
thuy-linh
Mâm cỗ giết sâu bọ của chị Thùy Linh
ngoc-phuong
Mâm lễ cúng đẹp mắt của gia đình chị Ngọc Phương
ngoc-lengoc-le
ngoc-le1ngoc-le1
Mâm lễ cúng của gia đình chị Ngọc Lê
phuong-tran1phuong-tran1
Mâm cỗ giết sâu bọ của chị Phương Trần
huong-giang
Mâm lễ đơn giản nhưng đầy đủ các món cần thiết cho Tết Đoan Ngọ của gia đình chị Hương Giang
chi-dung
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ của gia đình chị Vũ Dung
Cùng chuyên mục