Tiếp Thị Gia Đình

Thứ sáu, 07/06/2024, 06:27 (GMT+7)

Tết Đoan Ngọ: Ăn mận, cơm rượu nếp 'diệt sâu bọ' nhất định phải tránh điều này nếu không muốn ôm bệnh

Cơm rượu nếp và mận là hai món ăn phổ biến, không thể thiếu trong các gia đình người Việt vào dịp Tết Đoan Ngọ. Tuy nhiên, khi ăn bạn nhất định phải tránh điều này nếu không muốn gây hại cho sức khỏe.

Cứ vào ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), người Việt thường có truyền thống ăn cơm rượu nếp hoặc các loại quả có vị chua, chát, đắng, ngọt (phổ biến là quả vải và quả mận) hay bánh tro... để "diệt sâu bọ" trong cơ thể. Bởi, nhiều người cho rằng, cứ đến ngày Tết Đoan Ngọ, khi dương khí cực thịnh, sâu bọ trong cơ thể sẽ có điều kiện để sinh sôi và phát triển mạnh. Do đó, con người cần phải dùng một số loại đồ ăn có tính "diệt sâu bọ" để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Tết Đoan Ngọ ăn gì để xua tan điềm rủi kéo về may mắn?
Các lễ vật phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ

Tuy nhiên theo các chuyên gia văn hóa, đây thực chất chỉ là "cái cớ" do mọi người tự nghĩ ra. Còn thực chất, việc ăn hoa quả, cơm nếp là do đầu tháng 5 âm lịch chính là vụ mùa của hoa quả, cũng là lúc người dân thu hoạch xong mùa màng. Vì thế, họ thường dùng những loại quả có sẵn và nếp ngon nấu cơm rượu làm lễ vật cúng trong ngày này nhằm thưởng thức sản vật do công sức lao động làm nên.

Về phương diện đông y - dinh dưỡng, các bác sĩ cho rằng các loại quả như mận, vải hay cơm rượu nếp đều có những chất dinh dưỡng riêng. Nếu sử dụng hợp lý sẽ mang lại lợi ích cho cơ thể. Ngược lại, nếu dùng quá nhiều sẽ có tác dụng ngược với sức khỏe con người.

Dưới đây là những cảnh báo từ Gia đình mới khi ăn mận, cơm rượu nếp "diệt sâu bọ" ngày Tết Đoan Ngọ. 

Diệt sâu bọ bằng quả mận, chớ nên ăn vào sáng sớm

Dưới góc độ khoa học, các bác sĩ cho rằng truyền thống ăn mận vào buổi sáng sau khi ngủ dậy để diệt sâu bọ là sai, bởi mận có tính axít cao nên ăn vào thời điểm này sẽ không tốt cho sức khỏe, dễ bị đau dạ dày. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn quá nhiều mận, không ăn mận xanh và người có vấn đề và dạ dày cũng không nên dùng mận. 

Tết Đoan ngọ: Cơm rượu nếp nên ăn vào thời điểm nào tốt nhất? bất ngờ 4 công dụng tuyệt vời nhiều người không biết
Ăn mận, cơm rượu nếp 'diệt sâu bọ' ngày Tết Đoan Ngọ phải lưu ý

Cơm rượu nếp rất tốt nhưng cần lưu ý khi ăn

Cơm rượu nếp là loại thực phẩm được làm từ nếp trộn với men rượi và đường glucozo glucose. Đây là thực phẩm giàu tinh bột, giàu vitamin nhóm B, B1 và chứa nhiều năng lượng. Rượu nếp cẩm có màu đen còn chứa chất chống oxy hóa anthrocyamin không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng tốt cho các bệnh khác.

Bạn có thể ăn rượu cái vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng tốt nhất là buổi sáng. Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn rượu nếp lúc bụng đang đói vì vị chua trong cơm rượu có thể làm tăng tiết axit khiến cho niêm mạch dạ dày bị kích ứng, khó chịu. Để đảm bảo an toàn, bạn nên ăn lót dạ rồi hãy dùng cơm rượu.

Những người nên ăn cơm rượu nếp

Với những người thể nhiệt, chuyên gia khuyến cao không nên ăn cơm rượu nếp bởi nó sẽ khiến cơ thể của bạn xuất hiện một số dấu hiệu như cơ thể nóng bừng, mẩn ngứa, lưỡi đỏ buốt, nước tiểu vàng, da nổi mụn và khó ngủ, bứt rứt…

Ngoài ra, trẻ nhỏ dưới 10 tuổi và những người đang gặp các vấn đề về dạ dày, bệnh nhân bị dị ứng, người mắc bệnh chàm, tiểu đường cũng được khuyến cáo không nên ăn cơm rượu nếp. 

Cùng chuyên mục