Tiếp Thị Gia Đình

Thứ hai, 04/09/2023, 11:02 (GMT+7)

Chảy nước miếng khi ngủ cảnh báo gì về sức khoẻ?

Chảy nước miếng khi ngủ là tình trạng xảy ra phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Tưởng chừng như vô hại nhưng đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho thấy những vấn đề về sức khỏe. Vậy chảy nước miếng khi ngủ là bệnh gì và do đâu?

Chảy nước miếng khi ngủ là bệnh gì?

20220130_202805_409111_ngu-hay-chay-nuoc-m.max-1800x1800
Chảy nước miếng khi ngủ là hiện tượng sinh lý tự nhiên. (Ảnh: vinmec)

Chảy nước miếng (nước dãi) khi ngủ là một hiện tượng sinh lý bình thường của con người, thường xảy ra phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Khi thấy việc này xảy ra với tần suất dày đặc, hãy thận trọng bởi bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh sau:

Mắc chứng ngưng thở khi ngủ

Đây là một hội chứng liên quan đến sự tắc nghẽn đường hô hấp, thường xảy ra phổ biến ở những người béo phí, cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh chuyển hoá và ưng thư. Một trong những triệu chứng ban đầu thường là chảy nước miếng nhiều và ngáy quá mức. 

Viêm thanh thiệt

Chảy nước miếng khi ngủ là một trong những triệu chứng cho thấy bạn đang mắc chứng viêm thanh thiệt. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ khiến đường thở và hô hấp hẹp lại, gây khó chịu khi nuốt nước bọt, từ đó gây ra hiện tượng chảy nước dãi.

Do đột quỵ hoặc rối loạn thần kinh

Việc chảy nước miếng khi ngủ quá nhiều thường là dấu hiệu báo trước của bệnh đột quỵ. Theo đó, nếu chảy nước miếng khi ngủ và lúc thức giấc, người thì bị lệch kèm đau đầu nhẹ thì nguy cơ đột quỵ rất cao.

Xơ cứng động mạch

Xớ cứng động mạch khiến cho việc nhai nuốt kém hơn. Do đó, khi ngủ việc nuốt nước bọt trở nên khó khăn, dẫn đến việc chảy nước miếng nhiều trong khi ngủ. Bệnh lý này thường xuyên gặp ở người già, gây nên chứng thiếu máu cục bộ và thiếu oxy trong não lẫn cơ bắp, lâu dần sẽ khiến mặt bị giãn ra và mất khả năng giữ nước bọt trong miệng. 

Bệnh trào nước dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng trong đó các axit tiêu hóa có xu hướng chảy ngược trở lại thực quản. Điều này dẫn đến tổn thương lớp thực quản, gây khó khăn trong việc nuốt và dẫn đến chảy nước dãi.

Viêm xoang

Nhiễm trùng đường hô hấp trên khiến việc hít thở khó khăn và gây khó nuốt, làm nước bọt bị tăng tiết, gây chảy dãi. Khi đường thở của bạn bị chặn vì bệnh cúm, bạn có khuynh hướng thở bằng miệng, khiến nước bọt dư thừa chảy ra khi đang ngủ.

Dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng và hiện tượng dị ứng một số loại thực phẩm có thể gây tăng tiết nước bọt, dẫn đến chảy nước miếng khi ngủ.

Vấn đề tiêu hoá

Nhiều ghi nhận cho thấy chảy nước miếng khi ngủ cũng thường xuất hiện ở những những người bị rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày hoặc hành tá tràng...

Vấn đề về răng miệng

Tình trạng nước bọt không thể kiểm soát khi ngủ thường xuất hiện ở những người có các vấn đề về nha khoa như viêm họng, sâu răng, loét viêm mạc miệng...

Các vấn đề về thần kinh - tâm lý

Các bệnh lý về thần kinh như thần kinh hệ thực vật, rối loạn thần kinh... sẽ khiến tuyến nước bọt bị kích thích và tăng tiết nhiều hơn kể cả khi ngủ. Ngoài ra, việc cơ thể bị stress, rối loạn giấc ngủ, căng thẳng, mệt mỏi và suy nhược cũng dễ khiến tình trạng chảy nước miếng khi ngủ thường xuyên xảy ra.

Những biện pháp khắc phục khi ngủ chảy nước miếng

Chảy nước miếng khi ngủ thường xuyên xảy ra dễ khiến miệng bị khô và gây hôi miệng. Dưới đây là những cách khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả:

Làm sạch xoang mũi trước khi ngủ

Điều này giúp cho khoang mũi thông thoáng, không bị tắc để nước bọt chảy xuống cổ họng mà không bị tràn ra ngoài. Theo đó, biện pháp tối ưu cho việc làm sạch khoang mũi là tắm bằng nước ấm và dùng một số loại tinh dầu để đường hô hấp được thông thoáng, khoẻ mạnh.

Is Rinsing Your Sinuses With Neti Pots Safe? | FDA
Làm sạch khoang mũi là một trong những biện pháp hạn chế tình trạng chảy nước miếng khi ngủ. (Ảnh: fda.gov)

Thay đổi tư thế khi ngủ

Việc nằm nghiên sang trái hay phải cũng đều khiến nước bọt dễ chảy ra chăn, gối khi ngủ. Vì vậy, nằm ngửa là cách tốt nhất để nước bọt chảy vào thực quản và dạ dày thay vì bị chảy ra ngoài. Ngoài ra, nên kê thêm gối nằm để nâng cao đầu ở vị trí thoải mái nhất nhằm hạn chế tình trạng chảy nước miếng khi ngủ nhưng cũng đảm bảo việc lưu thông máu trong cơ thể.

Ăn uống hợp lý

Nhằm hạn chế kích thích tuyến nước bọt tăng hoạt động bài tiết, cần hạn chế ăn quá nhiều gia vị cay như ớt, tiêu, mù tại... Ngoài ra, không ăn quá no vào buổi tối cũng giúp tránh được tình trạng chảy nước miếng khi ngủ.

Spicy Food Challenges May Harm Your Health – Cleveland Clinic
Cấn có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để hạn chế tình trạng chảy nước miếng khi ngủ. (Ảnh: health.clevelandclinic)

Giữ tinh thần luôn thoải mái

Giữ cho đầu óc luôn thoải mái, không bị stress và căng thẳng cũng chính là chìa khoá giúp giảm bớt tình trạng chảy nước miếng khi ngủ. Việc ngủ đúng giờ và đủ giấc cũng là cách để cơ thể luôn căng tràn năng lượng, không còn mệt mỏi.

Nhìn chung, hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ thực chất là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, việc này xảy ra liên tục có thể là hồi chuông cảnh báo về vấn đề sức khoẻ. Vì vậy, nên cân nhắc việc áp dụng các phương pháp khắc phục tình trạng này hoặc thăm khám bác sĩ nếu cần thiết.

Cùng chuyên mục