Tiếp Thị Gia Đình

Thứ hai, 14/10/2024, 13:30 (GMT+7)

Chàng trai 18 tuổi bị đột quỵ, liệt nửa người, hối hận do thường xuyên làm việc này 

Thanh niên 19 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng phần chân và tay phải bị yếu liệt, có dấu hiệu nói ngọng. Kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhân bị đột quỵ não.

Chàng trai 18 tuổi cấp cứu vì đột quỵ

Gia đình & Xã hội thông tin, nam bệnh nhân 18 tuổi (ở Quảng Châu, Trung Quốc) mới đây vừa phải nhập viện cấp cứu do đột quỵ lúc nửa đêm.

Theo chia sẻ từ gia đình, vào sáng sớm khi thức dậy, anh bỗng nhiên thấy phần chân và tay phải bị yếu liệt, ảnh hưởng tới việc di chuyển và còn có dấu hiệu nói ngọng. Do có triệu chứng bất thường nên gia đình đã ngay lập tức đưa tới bệnh viện tỉnh để cấp cứu. 

dot-quy
Chàng trai 18 tuổi cấp cứu vì đột quỵ (Ảnh minh họa)

Kết quả khám, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị đột quỵ não. May mắn, vì được đưa đến bệnh viên cấp cứu sớm nên bác sĩ đã phẫu thuật tái thông động mạch não trái kịp thời. Ca phẫu thuật rất thành công và bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe bình thường.

Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ đã phát hiện bệnh nhân bị hở van tim bẩm sinh kèm theo thói quen thức khuya chơi game thường xuyên. Đây chính là 2 yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ. 

Vì sao đột quỵ liên quan đến thói quen thức khuya?

Việc thức quá khuya, lười vận động, ngồi quá nhiều được xem là thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân.

Không ít người có thói quen ngủ muộn, không bao giờ ngủ trước 12 giờ đêm. Khi thức khuya, tâm trạng bị căng thẳng, lo lắng, áp lực rất có hại cho sức khỏe, dễ làm tổn thương hệ nội tiết, dẫn đến tăng tiết nhiều loại hormone có hại.

Bác sĩ cũng giải thích thêm, thức khuya có thể gây ảnh hưởng tới nhịp sinh học của cơ thể, khiến cơ thể tiết ra một lượng lớn hormone căng thẳng adrenaline, kích thích hệ thống thần kinh giao cảm. Tình trạng này có thể làm tăng áp lực lên tim và mạch máu, khiến nhịp tim tăng lên, các mạch máu bị co thắt liên tục.

ngu
Thức khuya nhiều có thể dẫn đến đột quỵ

Thói quen này nếu kéo dài trong thời gian dài dễ gây ra bệnh cao huyết áp và tiểu đường. Đây đều là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến nhồi máu não, đột quỵ.

Thức khuya cũng khiến người bệnh gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tim mạch, huyết áp, béo phì,  mỡ máu, tiểu đường, ung thư… Tỷ lệ này ngày càng tăng cao ở người trẻ và người cao tuổi.

Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ vì thức khuya

Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ bạn có thể nhận thấy rõ ràng:

- Méo miệng, đặc biệt biểu hiện rõ hơn khi nói hoặc cười.

– Đột ngột bị yếu liệt một bên chi hoặc nửa người, đứng không vững.

– Nôn, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, toát mồ hôi, đau đầu dữ dội.

– Khó nói, nói chậm hay nói năng không thành câu, ú ớ.

Nếu thấy người bệnh có những dấu hiệu trên thì nên đưa đến viện càng sớm càng tốt. Nếu được tiêm huyết khối trong 6 giờ đầu sẽ giúp giảm biến chứng và bệnh nhân có cơ hội phục hồi tốt hơn.

Làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ?

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống giàu rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, cá và các loại hạt. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa natri cao và chọn các loại dầu không bão hòa. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát huyết áp và cholesterol, hai yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ.

an-uong-lanh-manh
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để phòng tránh đột quỵ

Không hút thuốc và hạn chế rượu bia

Hút thuốc là yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ. Hạn chế uống rượu để giảm áp lực lên hệ tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ.

Tập thể dục đều đặn

Một trong những cách phòng ngừa đột quỵ tốt nhất là tập thể dục đều đặn. Hoạt động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần với các bài tập aerobic như đi bộ, chạy bộ, bơi lội giúp duy trì cân nặng, giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Ngủ đúng giờ, đủ giấc

Để ngăn ngừa đột quỵ, bạn nên bỏ ngay thói quen thức khuya và duy trì giấc ngủ hợp lý và khoa học hơn. Tránh sử dụng cà phê hoặc trà vào buổi chiều tối vì có thể gây khó ngủ.

Cùng chuyên mục