Chàng trai bị đột quỵ, liệt nửa người chỉ vì ăn 2 món mà nhiều người Việt mê mẩn
Chàng trai 30 tuổi đột nhiên ngã bất tỉnh trong giờ làm việc và được đồng nghiệp đưa đi cấp cứu trong tình trạng miệng méo xệch, một mắt không nhắm lại được.
Gia đình & Xã hội đưa tin anh Vương (30 tuổi, ở Đài Loan, Trung Quốc) đột nhiên ngã xuống đất, miệng méo xệch sang một bên, một mắt không nhắm lại được, nước mắt cứ chảy ra và bất tỉnh trong giờ làm việc. Ngay lập tức, cô được đồng nghiệp gọi xe cấp cứu đưa tới bệnh viện.
Tại bệnh viện, bác sĩ cho biết, anh Vương bị đột quỵ, cụ thể là bị nhồi máu não. Bán cầu não trái của bệnh nhân bị phù và lưu lượng máu giảm ở vùng cấp máu động mạch não giữa. Chẩn đoán cuối cùng là bị nhồi máu não do tắc nghẽn mạch máu nội sọ lớn. Chúng tôi đã điều trị khẩn cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết rTPA (Alteplase) nhưng không có hiệu quả nên lập tức tiến hành phẫu thuật cắt bỏ huyết khối động mạch não.
Mặc dù ca phẫu thuật diễn ra thành công, giữ được mạng sống nhưng nửa người bên trái của bệnh nhân vẫn rất khó cử động. Hiện bệnh nhân đang được tiếp tục điều trị tích cực kết hợp với châm cứu cải thiện tuần hoàn máu và các bài tập phục hồi chức năng khác.
2 thói quen ăn uống xấu gây đột quỵ
Phân tích bệnh sử, bác sĩ đã chỉ ra nguyên nhân dẫn tới nhồi máu não ở anh Vương là do thói quen ăn uống không lành mạnh.
Được biết, chàng trai này yêu thích 2 món là trà sữa và gà rán. Đồng nghiệp của anh cho biết, một tuần đi làm 5 - 6 ngày thì sẽ có 3 ngày anh gọi 2 món này. Điều quan trọng là cơ thể anh cao lớn và khẩu phần ăn cũng nhiều gấp đôi người khác, anh ăn gà rán và trà sữa thay cho bữa chính trong ngày. Tuy nhiên, nếu có ai góp ý thì anh sẽ nói đó là cách giải tỏa căng thẳng của riêng mình.
Bác sĩ giải thích rằng, gà rán và trà sữa là 2 món ăn ngon miệng, kích thích vị giác và có thể có tác dụng cải thiện tâm trạng nhất thời. Tuy nhiên, gà rán và trà sữa là 2 món ăn rất giàu calo, lại nhiều đường và nhiều muối, dẫn tới tạo gánh nặng cho nhiều cơ quan trong cơ thể, nhất là thận và tim gây hại cho sức khỏe.
Đồng thời nó gây tăng cân, béo phì và tăng nguy cơ huyết áp cao, hình thành huyết khối. Tất cả những điều này hiệp đồng lại dẫn tới tắc nghẽn, co thắt mạch máu và đột quỵ.
Cách phòng ngừa đột quỵ bạn cần biết
Theo Gia đình Việt Nam, để phòng ngừa đột quỵ, bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh, kiểm soát bệnh lý nền. Cụ thể như sau:
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên ăn nhiều trái cây, rau củ, hạn chế các thực phẩm có nhiều chất béo. Bên cạnh đó, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để ngăn ngừa tình trạng tăng cholesterol máu.
- Không rượu bia, hút thuốc lá: Trong trường hợp bắt buộc, đàn ông chỉ nên sử dụng tối đa 2 ly rượu/ngày, phụ nữ chỉ dùng 1 ly/ngày.
- Kiểm soát cholesterol: Bạn nên thực hiện xét nghiệm nồng độ cholesterol trong máu ít nhất 5 năm/lần. Mức cholesterol nên duy trì ở người bình thường khoảng 125 – 200 mg/dl.
- Kiểm soát huyết áp: Lập kế hoạch theo dõi, kiểm soát huyết áp thường xuyên. Điều này giúp bạn phát hiện được bệnh tăng huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ bị đột quỵ.
Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ, nhồi máu não như thế nào?
Dựa theo tình trạng của bệnh nhân tai biến mạch máu não mà bác sĩ thực hiện phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân, theo Gia đình & Xã hội:
- Thường xuyên vệ sinh vùng kín để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Hỗ trợ người bệnh xoay trở tư thế thường xuyên (30 phút/lần) với người bệnh không cử động được, bị liệt nửa người hoặc toàn thân.
- Phòng ngủ người bệnh cần phải được giữ sạch sẽ, thoáng mát để người bệnh được nghỉ ngơi tốt hơn.
- Về khẩu phần ăn của người bệnh: Gia đình nên ung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất, cho người bệnh ăn thức ăn loãng, ăn chậm để tránh gây sặc dẫn đến viêm phổi do hít sặc.
- Người bị tai biến mạch máu não sau khi điều trị bị căng cứng cơ, liệt nửa người có thể tập vật lý trị liệu, massage, châm cứu… nhằm tăng tỷ lệ phục hồi.
- Bên cạnh đó, do người bị tai biến dễ bị sang chấn tâm lý, rối loạn lo âu lo sợ sẽ bị đột quỵ tái phát dẫn đến tử vong, vậy nên người thân nên thường xuyên trò chuyện, trấn an tinh thần người bệnh, hạn chế bày tỏ thái độ khó chịu, kỳ thị để bệnh nhân cảm thấy được an ủi.