Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 06/12/2023, 09:10 (GMT+7)

Cây bồ công anh có mấy loại - 5 tác dụng trị bệnh hiệu quả

Cây bồ công anh là loại cây gắn bó với tuổi thơ của rất nhiều người cũng là loại cây thuốc vô cùng phổ biến. Tất cả bộ phận của cây bồ công anh đều có thể sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cây bồ công anh có mấy loại và sử dụng sao cho đúng, hiệu quả.

Bài viết dưới đây, Tạp chí Tiếp Thị & Gia Đình xin chia sẻ cách phân biệt để làm rõ vấn đề cây bồ công anh có mấy loại và cách sử dụng loại dược liệu này hiệu quả nhất.

Giải đáp: Cây bồ công anh có mấy loại

Cây bồ công anh được chia ra làm 3 loại chính và cách nhận biết từng loại như sau:

Bồ công anh Việt Nam

Loại cây này có tên gọi dân gian như rau lưỡi cày, rau bồ cóc cao từ 0,5m đến 2m và có đốm tía

Đặc điểm nhận dạng:

  • Loại cây thân thảo có tuổi thọ từ 1-2 năm, thân mọc đứng, nhẵn và cao từ 0.5 -2m đốm tía

  • Lá cây mọc so le, không có cuống lá, lá có răng cưa. Thân và lá khi bấm có nhựa chảy ra

  • Cụm hoa bồ công anh tập hợp thành chùy mọc ở đỉnh và ở kẽ lá phân thành nhiều nhánh.  Bao hoa có hình trụ từ 8 đến 10 hoa màu vàng nhạt ở trên mỗi đầu và tràng hoa lưỡi dài. Thường nở vào tháng 6-7 hằng năm, kết quả tháng 8-9. Quả có màu đen và lông trắng nhạt

Bồ công anh Trung Quốc

Đây là loại bồ công anh có thân cây lùn, mọc hoang và được trồng một vài nơi ở nước ta

Đặc điểm nhận dạng

  • Loại cây này thân rất ngắn, chỉ từ 40-60cm và lá mọc trực tiếp từ rễ lên, lá đơn mọc chùm ở phần gốc hình thành hình hoa thị màu xanh lục, mặt trên có màu đậm hơn so với mặt dưới. Rễ cây hình trụ, mọc đâm thẳng xuống đất

  • Hoa mọc trên cùng màu vàng và về già có thể thu hoạch được hạt

  • Quả với hình bầu dục, thuôn hẹp, màu nâu đen dài 0,3 - 0,4 cm. 

  • Các nhà khoa học đã chứng minh bồ công anh thân lùn có tác dụng chữa bệnh tốt cho sức khỏe. Chính vì thế mà tất cả các bộ phận từ lá, rễ. thân đều được sử dụng làm thuốc. 

Cây chỉ thiên

Loại cây này có tên gọi khác là cây thổi lửa, cây cỏ lưỡi chó, cỏ lưỡi mèo, co tát nai, nhản đạn,....

Trong sách y học cổ truyền của Trung Quốc có ghi chép gọi nó là Xuy hỏa căn, Thiên giới thái, Thổ sài hồ, Khổ địa đảm, Thổ bồ công anh và Thiết tảo trửu. Đối với thầy thuốc Đông y nó có tên gọi là cây thiền hồ nam. Loại cây này mọc nhiều ở vùng núi phía nam nước ta và không có tác dụng để làm thuốc. Dựa vào màu sắc mà loại cỏ này được chia làm 3 loại chính bao gồm Bồ công anh trắng, tím, vàng,...

Như vậy, bồ công anh có 3 loại đều có thể sử dụng để làm trà nhưng chỉ có bồ công anh lùn mới có tác dụng trị bệnh hiệu quả. Chính vì cần phải phân biệt được chính xác để mang lại kết quả cao. 

Bồ công anh (Ảnh: sưu tầm)
Bồ công anh (Ảnh: sưu tầm)

Những tác dụng tuyệt vời của bồ công anh

 Tác dụng chính là chữa viêm đường tiết niệu, chữa viêm tuyến vú, sưng nhọt, đau dạ dày,... Lá cây giàu vitamin A thanh nhiệt, giải độc, giúp tiêu xương,...Ngoài ra rễ của nó còn có tác dụng ức chế được sự phát triển của các khối u đặc biệt được sử dụng làm thuốc để chữa các bệnh về ung thư.

Chữa tắc tia sữa

Loại cây này được sử dụng để chữa và hỗ trợ phụ nữ sau khi sinh nở bị tắc ống dẫn sữa nên có thể áp dụng được bài thuốc cực kỳ hiệu quả như ở dưới đây:

Sử dụng 20-40g lá bồ công anh tươi, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, giã nát lá với chút muối rồi chắt lấy nước để uống hàng ngày. Thực hiện đều đặn 1 ngày 2 lần để có tác dụng giảm sưng đau vú và thông tắc tuyến sữa hiệu quả hơn

Trị mụn nhọt

Lá bồ công anh có các chất kháng viêm, chống oxy hóa nên có tác dụng tốt đối với việc tiêu viêm, giảm sưng rất hiệu quả giúp ngăn ngừa được mụn.

Các cách để sử dụng vài thuốc như sau:

  • Cách 1. Sử dụng lá bồ công anh, sài đất và bèo cái. Đem các vị thuốc đi rửa sạch rồi đun với nước để uống hàng ngày trong vòng 1 tháng. Kiên trì sử dụng, mụn ở trên mặt sẽ được giảm đáng kể

  • Cách 2: Sử dụng 20-40g lá tươi giã nát, ít muối. Sau đó được vắt lấy nước cốt uống rồi lấy bã đắp lên vùng da bị viêm và mụn nhọt

Chữa quai bị

Chữa bệnh quai bị bằng cách như dưới đây:

  • Chuẩn 30 gam bồ công canh, đường phèn và lòng trắng trứng gà

  • Rửa sạch bồ công giã nát hoặc xay nhuyễn sau đó trộn với lòng trắng trứng gà và đường phèn. 

  • Sau đó nên sử dụng hỗn hợp này để đắp lên vùng quai bị. Nên đắp mỗi ngày 1 lần và kiên trì thực hiện 3-5 lần sẽ thấy hiệu quả tốt

Chữa viêm bàng quang

Chữa viêm bàng quang đơn giản với cách như dưới đây:

  • Chuẩn bị bồ công anh, quất bì, sa nhân. Sau đó phơi khô 3 dược liệu và tiến hành xay thành bột mịn

  • Khi sử dụng nên trộn 2 gam hỗn hợp bột trên với nước và uống 3 lần /ngày. Kiên trì uống hàng ngày sẽ triệu chứng viêm nhiễm, rối loạn bàng quang sẽ được thuyên giảm dần

Trị rắn độc cắn

Chữa trị rắn độc cắn với cây bồ công anh:

  • Lấy lá bồ công anh tươi giã nát sau đó cho thêm chút muối đắp lên vùng da bị rắn cắn và sử dụng vải mịn buộc chặt

  • Mỗi ngày thay thuốc 1 tuần, các chất độc sẽ được đào thải hoàn toàn

Bồ công anh là loại cây có vị ngọt, tính bình và không độc (Ảnh: sưu tầm)
Bồ công anh là loại cây có vị ngọt, tính bình và không độc (Ảnh: sưu tầm)

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng cây bồ công anh để chữa bệnh

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng dược liệu bồ công anh để chữa bệnh:

  • Trong bồ công anh có chứa lượng đáng kể kali khi sử dụng sẽ kèm một số thuốc lợi tiểu khiến tăng nồng độ kali, làm mất cân bằng chất khoáng ở trong cơ thể

  • Ban ngày chỉ nên sử dụng liều lượng từ 12-40g để tránh những tác dụng không mong muốn như nôn mửa, chán ăn, viêm túi mật, mệt mỏi, sỏi thận, viêm da tiếp xúc,...

  • Khi sử dụng chung với thuốc kháng sinh sẽ làm giảm hiệu quả tác dụng của thuốc này

Một số đối tượng nên hạn chế và không nên sử dụng vị thuốc này:

  • Đối tượng không nên sử dụng là trẻ em sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

  • Những người có cơ địa mẫn cảm với những thành phần có chứa trong dược liệu này

  • Những người mắc bệnh đái tháo đường, mất cân bằng điện - nước sinh lý, suy tim sung huyết hoặc tăng huyết áp

  • Những người mắc hội chứng ruột kích thích, bệnh tiêu hóa, tắc nghẽn ống dẫn mật, tắc ruột,...

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng cây bồ công anh để chữa bệnh (Ảnh: sưu tầm)
Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng cây bồ công anh để chữa bệnh (Ảnh: sưu tầm)

Như vậy, bài viết trên Tạp chí Tiếp thị & Gia đình đã giúp bạn giải đáp câu hỏi cây bồ công anh có mấy loại và các bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ bồ công anh. Hy vọng với những kiến thức hữu ích, các bài thuốc giới thiệu trên đây bạn sẽ sử dụng dược liệu để bảo vệ tốt cho sức khỏe của gia đình mình . 

Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, bạn đừng quên theo dõi chuyên mục Bác sĩ gia đình của Tiếp thị & Gia đình nhé!

Cùng chuyên mục