Thứ hai, 24/04/2023, 09:51 (GMT+7)

Cận cảnh những biển quảng cáo trăm tuổi ở Hà Nội

Mai Anh (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Hiện nay, những tấm biển quảng cáo có tuổi đời trên dưới 100 năm vẫn còn được giữ ở mặt tiền các ngôi nhà phố cổ Hà Nội.

Trên những con phố buôn bán lâu năm của Hà Nội như: Lãn Ông, Hàng Hòm, Hàng Thiếc, Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bài… thi thoảng người ta vẫn bắt gặp những tấm bảng, biển quảng cáo lâu đời từ xa xưa, mang đậm nét văn hoá, lịch sử của người Hà Nội. Những biển quảng cáo này được thiết kế và thi công đơn giản, hầu hết được đúc bằng xi măng và có tuổi thọ cả trăm năm tuổi.

Đây là những dòng chữ đắp nổi tên chủ nhà hoặc tên mặt hàng kinh doanh buôn bán. Những cái tên như Hành Thiện, Vĩnh Bảo, Lợi Ký, Phú Thịnh… đã ăn sâu vào tiềm thức và trở nên quen thuộc với nhiều người. Hiện hầu hết tiệm kinh doanh đã chuyển đổi bán mặt hàng khác hoặc thay đổi tên thương hiệu, chỉ có số ít còn buôn bán đúng mặt hàng từ xưa.

Biển quảng cáo Lợi Ký nằm trên phố Hàng Gà có tuổi thọ hơn 70 năm. Người sinh sống hiện nay là con cháu của ông bà Lợi Ký. Theo người dân, trước đây gia đình chuyên bán hòm da, khóa chuông cho bộ đội. Sau này, mặt hàng không còn phù hợp nên chủ nhà chuyển qua nghề sửa chữa xe máy để có thu nhập trang trải cuộc sống. 

3917_anh_-_bien_quang_cao
Biển quảng cáo Lợi Ký nằm trên phố Hàng Gà
bienhieu5-1237
Tại số 7 Hàng Nón, biển hiệu quảng cáo được làm bằng xi măng mang tên Tân Hưng có tuổi đời khoảng 100 năm. Ngôi nhà này được xây từ thời Pháp, trước kia làm nghề buôn bán mũ cối.
bh4
Biển quảng cáo Phú Thịnh nằm ở địa chỉ số 41 Hàng Đồng. Chủ nhà cho biết, ngôi nhà này được ông bà nội để lại, đến nay đã truyền qua 5 đời con cháu. Trước kia, gia đình này bán vật liệu xây dựng đến năm 2016 đã chuyển qua bán tạp hóa nhưng vẫn giữ tên thương hiệu của gia đình để lấy may.
nhung-net-ha-noi-xua-con-an-hien-trong-cuoc-song-tron-thi-thanh-13-1539830266584490988928
Tại phố Hàng Đồng, hiện chỉ còn 3 nhà còn giữ nguyên biển quảng cáo cổ chưa tu sửa. Biển quảng cáo Vĩnh Bảo có địa chỉ tại ngôi nhà cổ số 36 Hàng Đồng. Ngôi nhà được xây từ đầu thế kỷ 19, tính đến nay cũng đã gần 100 tuổi, trước kia chủ ngôi nhà bán đồ đồng theo tên phố.

Biển quảng cáo cửa hàng Quang Lợi tại số 26 Hàng Giầy trước đây khá có tiếng về mặt hàng loa máy. Hiện nay phần mặt tiền đã được chia làm 2 ki-ốt để cho thuê.

Ngoài ra, có những dòng chữ, biển quảng cáo được gia chủ đắp lên với cả một niềm tự hào và hãnh diện có khi bằng cả 3 thứ tiếng Pháp, Việt, Hoa. Điển hình như ngôi nhà ở 68 Đào Duy Từ có tên là “Maison Yến Mỹ” hay tiệm bán đồ vàng bạc trang sức Thành Mỹ ở số 18 phố Cửa Nam… Căn nhà ở số 10 Lý Quốc Sư ngày nay nổi tiếng với thương hiệu Phở 10, thì ngay dòng trên tấm biển vẫn đề hàng chữ nhỏ “Hợp tác xã Mùa Thu”, và dòng chữ đắp nổi tên chủ nhà 100 năm trước Nghiêm Xuân Thúc – La Photo – tên ông chủ hiệu ảnh nổi tiếng hồi đầu thế kỷ 20. 

bh6
bien quang cao
Một số biển quảng cáo từ xa xưa tại phố Cổ Hà Nội

Giai đoạn từ 1976-1986 gần như không còn biển quảng cáo, do đây là thời kỳ bao cấp các đơn vị sản xuất theo kế hoạch Nhà nước giao, nên không cần quảng cáo. Biển quảng cáo xuất hiện trở lại từ cuối những năm 1990 và đến nay bùng nổ với hàng loạt kích cỡ và màu sắc. Xuất hiện các tấm pano quảng cáo cỡ lớn và có xu hướng chiếm lĩnh không gian công cộng. Các ký hiệu, biểu tượng, logo, chữ cái càng to càng nổi càng ấn tượng càng tốt, mục đích là làm sao để toả sáng, lấn át được xung quanh.

Vì thế, những biển quảng cáo xa xưa tại những ngôi nhà trên phố cố được giữ lại không chỉ mang dấu ấn văn hóa Hà Nội mộc mạc mà còn là một điểm khai thác tiềm năng du lịch mới mẻ. 

Cùng chuyên mục