Tiếp Thị Gia Đình

Thứ hai, 27/11/2023, 13:30 (GMT+7)

Bảng tính cân nặng thai và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn quốc tế

Cách tính cân nặng thai nhi như thế nào? Đây chắc hẳn là mối quan tâm của nhiều cha mẹ trong quá trình mang thai. Hãy cùng Tiếp Thị Gia Đình giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Ý nghĩa tính cân nặng thai nhi

Tại sao cha mẹ cần nên theo dõi cách tính cân nặng thai nhi, nó có ý nghĩa gì? Việc theo dõi cân nặng, chiều dài của thai nhi trong quá trình siêu âm là yếu tố quan trọng giúp bố mẹ biết được em bé có đang phát triển bình thường hay không. Nếu bé bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển thì bố mẹ cần có những điều chỉnh về chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống phù hợp để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. 

cach-tinh-can-nang-thai-nhi-1
Ý nghĩa quan trọng của việc theo dõi cân nặng thai nhi

Cách tính cân nặng thai nhi

Siêu âm là một trong những cách để theo dõi ngoại hình và cân nặng của thai nhi. Phương pháp này được mẹ bầu sử dụng phổ biến, có kết quả nhanh chóng độ chính xác cao, và đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. 

Ngoài theo dõi cân nặng của thai nhi bằng phương pháp siêu âm, thì các mẹ hoàn toàn có thể ước tính được cân nặng của thai nhi dựa vào chu vi vòng bụng như dưới đây:

Bước 1: Mẹ bầu sờ bụng xác định vị trí của tử cung và tiến hành đo chiều cao tử cung và chu vi bụng của mình. 

Bước 2: Áp dụng công thức dưới đây để đo cân nặng của thai nhi:

Cân nặng thai nhi (g) =[(chiều cao của tử cung (cm) + chu vi vòng bụng (cm)] x 100)/4 (tương đối) 

Trong đó:

  • Chiều cao của tử cung (cm): khoảng cách từ mu đến đáy tử cung
  • Chu vi vòng bụng (cm): Đo ở chỗ phình nhất. 
cach-tinh-can-nang-thai-nhi-2
Áp dụng cách tính cân nặng thai nhi tại nhà

Tuy nhiên cách tính cân nặng thai nhi này không thể đưa ra kết quả chính xác 100%, các chị em chỉ nên tham khảo, bởi kết quả còn phụ thuộc rất nhiều vào việc mẹ béo hay gầy, nước ối nhiều hay ít.

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn quốc tế

Trong quá trình mang thai, việc theo dõi cân nặng thai nhi là một yếu tố quan trọng. Đây là một chỉ số cho biết sự phát triển và tăng trưởng của trẻ trong bụng mẹ. Và cân nặng của thai nhi sẽ thay đổi theo từng tuần thai kỳ, vì vậy mẹ bầu cần siêu âm định kỳ để nắm bắt tình trạng của con. 

cach-tinh-can-nang-thai-nhi-3
Cha mẹ cần theo dõi cân nặng và quá trình phát triển của thai nhi

Dưới đây là bảng cân nặng tiêu chuẩn quốc tế của thai nhi theo từng tuần thai kỳ:

  • Tuần 1-4: Ở tuần thai kỳ này, trọng lượng của phôi thai thường chỉ từ 1-2 gam, và không được coi là yếu tố quyết định đối với cân nặng của thai nhi sau này. 
  • Tuần 5-8: Ở giai đoạn này thai nhi đã được hình thành nhưng kích thước khá nhỏ trung bình từ 8-14 gam. 
  • Tuần 9-12: Thai nhi ở thời điểm này có trọng lượng trung bình khoảng 45-70 gam. Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu phát triển một cách nhanh chóng và hình thành những cấu trúc quan trọng của cơ thể. 
  • Tuần 13-16: Ở giai đoạn này, các cơ quan và cơ thể cơ bản của thai nhi đã được hình thành với cân nặng trung bình từ 70-120 gam.
  • Tuần 17-20: Thai nhi ở giai đoạn này có kích thước tương đối lớn hơn và đã phát triển hoàn thiện các cơ quan và hệ thống khác với trọng lượng trung bình từ 190-300 gam.
  • Tuần 21-24: Ở tuần thai này, thai nhi bắt đầu phát triển chức năng phổi và hệ thống dây thần kinh, kích thước cũng to hơn trung bình từ 360-600 gam.
  • Tuần 25-28: Cơ thể của thai nhi ở thời điểm này ngày càng phát triển với cân nặng trung bình khoảng 660-1000 gam. 
  • Tuần 29-32: Vào tuần thai kỳ này, thai nhi tiếp tục phát triển hệ thống hô hấp và cân nặng phát triển nhanh chóng khoảng từ 1300-1800 gam. 
  • Tuần 33-36: Lúc này, các bộ phận của thai nhi đã được hoàn thiện tiếp tục và cân nặng tăng lên đáng kể. Cân nặng sẽ rơi vào khoảng 1900-2700 gam. 
  • Tuần 37-40: Vào những tuần thai kỳ cuối thai nhi đã hoàn thiện sự phát triển và chuẩn bị cho quá trình sinh. Lúc này, căn nặng của thai nhi trung bình từ sẽ từ 2800-3800 gam.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi

Đọc đến đây, chắc hẳn các bạn đã biết những cách tính cân nặng thai nhi. Vậy điều gì ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

cach-tinh-can-nang-thai-nhi-4
Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi

Số lượng thai nhi

Một trong những yếu tố hiển nhiên ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Những mẹ mang thai đôi hoặc thai ba thì cân nặng của từng thai nhi sẽ nhẹ hơn so với các mẹ mang thai một bé. 

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu

Chế độ dinh dưỡng đảm bảo và sinh hoạt hợp lý của mẹ trong suốt quá trình mang thai cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Nếu mẹ bầu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì chiều cao và cân nặng của thai nhi ở mức tốt và ngược lại.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, trước khi mang thai mẹ bầu có cân nặng đạt tiêu chuẩn nên tăng 20% là khoảng từ 10 - 12kg so với cân nặng ban đầu, mẹ bầu bị nhẹ cân nên tăng 25% là tương đương khoảng 12,7 – 13,8kg, mẹ bầu thừa cân nên tăng thêm 15% tương đương với 7 đến 11,3kg so với cân nặng ban đầu. 

Yếu tố di truyền từ bố mẹ

Căn nặng của thai nhi còn ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền từ bố mẹ. Nếu bố mẹ có vóc dáng cao to thì thai nhi sẽ có chỉ số chiều cao, cân nặng lớn hơn và ngược lại. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia khác nhau sẽ có sự khác biệt nhất định về chỉ số chiều cao, cân nặng tiêu chuẩn.

Giới tính thai nhi

Giới tính thai nhi cũng là một trong những yếu tố quyết định đến cân nặng và chiều cao của thai nhi. Thường thì con trai sẽ có cân nặng cao hơn bé gái. Ngoài ra, thai nhi có dấu hiệu bị dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng cũng làm ảnh hưởng đến cân nặng sơ sinh của bé, sự tăng trưởng và phát triển của bé sau này.

Sức khỏe của mẹ bầu

Sức khỏe của mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và cân nặng của thai nhi. Nếu mẹ bầu gầy gò, thấp bé có khả năng sinh con nhẹ cân hơn so với nhóm bà mẹ còn lại.

Ngoài ra, thai nhi còn ảnh hưởng những bệnh lý từ mẹ như thiếu máu, suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh như viêm phổi, suy tim, suy gan, huyết áp cao,... cũng có nguy cơ sinh con nhẹ cân.

Đặc biệt, nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, điều này không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ mà còn khiến thai nhi bị rối loạn tăng trưởng, thai to hơn so với bình thường. 

Qua từng tuần thai như phát triển như nào?

Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần là một quá trình sinh trưởng phức tạp. Ba mẹ hãy tìm hiểu về hành trình thiêng liêng này của con nhé!

Những tuần đầu của thai kỳ: 1 đến 5 tuần 

Ở giai đoạn này, trứng đã được thụ tinh và làm tổ vào niêm mạc tử cung; phôi thai sẽ phát triển bên trong tử cung. Nhau thai cũng bắt đầu hình thành trong những tuần đầu tiên để cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé. Trong những tuần đầu của thai kỳ, vitamin B đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của con. Vì thế, mẹ bầu cần bổ sung vitamin B6 và axit folic (Vitamin B9) vào chế độ ăn uống trong 3 tháng đầu nhé. 

cach-tinh-can-nang-thai-nhi-5
Sự hình thành của bào thai trong những tuần đầu

Tuần thứ 6 đến tuần thứ 10 của thai kỳ 

Trong tuần thai kỳ này, khuôn mặt của thai nhi sẽ tiếp tục phát triển, các chi, các cơ quan như não, giác quan, hệ tiêu hóa cũng dần hình thành. Sụn trong phôi thai bắt đầu cũng được thay thế bằng xương. Sau khi thai nhi được khoảng 6 tuần, bạn có thể nghe được nhịp tim của bé khi đi siêu âm thai.

cach-tinh-can-nang-thai-nhi-6
Sang tuần thứ 6 thai nhi phát triển các chi

Tuần thứ 11 đến tuần thứ 16 của thai kỳ 

Đến tuần thai kỳ các chi của thai nhi đã được hoàn thiện, tóc, mí mắt, lông mi và móng tay của thai nhi cũng đã phát triển nhiều hơn. Bố mẹ có thể nghe được nhịp tim của bé một cách rõ ràng bằng phương pháp siêu âm Doppler. Trong thời gian này, thai nhi bắt đầu có những động tác vươn vai, ngáp và thực hiện các cử động khác trong bụng mẹ. 

cach-tinh-can-nang-thai-nhi-7
Thai nhi ở tuần thứ 11 đến tuần thứ 16 của thai kỳ 

Tuần thứ 17 đến 22 của thai kỳ 

Ở tuần thai kỳ thứ 17 này, mẹ có thể bắt đầu cảm thấy em bé cử động nhiều hơn. Trên đầu thai nhi tóc được mọc nhiều hơn và toàn thân có thể sẽ phủ thêm một lớp lông tơ mỏng. Đặc biệt, bao phủ toàn bộ da của thai nhi là một chất nhầy gọi là vernix caseosa có khả năng bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với nước ối. Lớp chất nhầy này sẽ bong ra trước khi thai nhi chào đời.

cach-tinh-can-nang-thai-nhi-8
Con bắt đầu hoạt động nhiều hơn ở tuần thứ 17 đến 22 của thai kỳ 

Tuần thứ 23 đến 28 của thai kỳ 

Tới tuần thai kỳ này, làn da của bé sẽ hơi đỏ và nhăn nheo. Dấu vân tay và ngón chân thai nhi cũng đang phát triển. Mí mắt của thai nhi đã bắt đầu mở ra. Vào thời điểm này, thai nhi sẽ có khả năng phản ứng với yếu tố bên ngoài như âm thanh bằng cách tăng nhịp tim hoặc cử động. Đây cũng là lúc bạn có thể cảm thấy con bị nấc cục theo những chuyển động. 

cach-tinh-can-nang-thai-nhi-9
Thai nhi ở tuần thứ 23 đến 28 của thai kỳ 

Tuần thứ 29 đến 34 của thai kỳ 

Thai nhi ở giai đoạn này vẫn tiếp tục phát triển và cần được bổ sung chất béo dự trữ. Lúc này, thai nhi cũng có thể nhìn thấy và vận động, di chuyển nhiều hơn. Lúc này, hầu như tất cả các cơ quan trong cơ thể của con cũng đã phát triển đầy đủ. Còn phổi vẫn cần thời gian để hoàn thiện chức năng. 

cach-tinh-can-nang-thai-nhi-10
Mẹ cần được bổ sung chất béo dự trữ trong thai kỳ thứ 29 đến 34

Tuần thứ 35 đến 40 của thai kỳ 

Phổi của thai nhi trong giai đoạn cuối của thai kỳ đã phát triển đầy đủ và chuẩn bị cho quá trình chào đời. Con cũng đã có phản ứng nhanh với âm thanh, chớp mắt, nắm tay và quay đầu. Đây cũng là thời điểm thai nhi sẽ di chuyển vào tư thế đầu chui xuống gần ống sinh để chuẩn bị chào đời. 

cach-tinh-can-nang-thai-nhi-11
Thai nhi ở tuần thứ 35 đến 40 của thai kỳ 

Trong bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn cách tính cân nặng thai nhi một cách chính xác. Việc theo dõi quá trình cân nặng của con là vô cùng quan trọng. Hy vọng những kiến thức về Làm cha mẹ của chúng tôi giúp ích được cho bạn. Chúc mẹ có một thai kỳ vui vẻ và khỏe mạnh! 

Câu hỏi thường gặp

Công thức tính cân nặng thai nhi trên siêu âm
Đối với bảng cân nặng thai nhi, công thức tính thông thường là cân nặng (gam) = số tuần tuổi x 100 + 300. Ví dụ: Nếu thai kỳ của bạn đang ở tuần thứ 24, cân nặng thai nhi có thể tính bằng công thức sau: cân nặng (gam) = 24 x 100 + 300 = 2700 (gam).
Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam
Tuổi thai nhi (tuần) Cân nặng (gram)
25 – 26 850 – 950
27 – 28 1050 – 1150
29 – 30 1250 – 1400
31 – 32 1550 – 1700
Tính cân nặng thai nhi theo đường kính lưỡng đỉnh
Bên cạnh tuổi thai, mẹ cũng có thể ước lượng cân nặng thai nhi nhờ chi số đường kính lưỡng đỉnh bằng công thức sau: Công thức 1: EFW = (BPD – 60) x 100. Ví dụ: Nếu BPD = 75mm vậy trọng lượng tương đối của thai nhi sẽ là: (75 - 60) x 100 = 1500g.
Cùng chuyên mục