Bài test trẻ tự kỷ tại nhà cha mẹ nên biết
Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển thần kinh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, khởi phát từ rất sớm với đa dạng các triệu chứng khác nhau. Nếu những biểu hiện của bệnh không quá rõ ràng thì các bậc phụ huynh cũng có thể thực hiện bài test trẻ tự kỷ tại nhà để đánh giá mức độ nguy cơ.
Lúc nào cần thực hiện bài test trẻ tự kỷ?
Theo nhận định của các chuyên gia thì tự kỷ là một khiếm khuyết về sự phát triển của trẻ nhỏ, thường sẽ khởi phát vào những năm đầu sau sinh và nhiều khả năng kéo dài đến suốt cuộc đời. Những trẻ mắc phải chứng bệnh này thường sẽ có sự phát triển chậm hơn so với các bé cùng lứa tuổi về một số khía cạnh như: ngôn ngữ, khả năng tư duy, sự tương tác xã hội hoặc trẻ có thể xuất hiện các hành vi, cử chỉ bất thường, không phù hợp với cuộc sống.
Nếu tình trạng tự kỷ không sớm được phát hiện và điều trị đúng phương pháp sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ nhỏ. Trẻ sẽ bị mất dần khả năng giao tiếp, tương tác xã hội, không thể chơi đùa, kết bạn, quá trình học tập cũng gặp nhiều cản trở.
Để có thể giảm bớt những tác động tiêu cực kể trên thì gia đình cần phải chú ý quan tâm và phát hiện các triệu chứng bất thường ngay từ giai đoạn sớm. Nếu nhận thấy các dấu hiện khác thường của trẻ nhỏ nhưng vẫn chưa quá rõ ràng thì các bậc phụ huynh cũng nên thử cho trẻ thực hiện bài test kiểm tra tự kỷ tại nhà để đánh giá mức độ nguy cơ.
Các bài test trẻ tự kỷ nhanh chóng
Cho dù các bài test nhanh trẻ tự kỷ tại nhà không thể thay thế hoàn toàn cho các phương pháp chẩn đoán chính thức nhưng nó sẽ giúp bạn đánh giá tốt mức độ nguy cơ mắc bệnh và phản ảnh cụ thể về tình trạng sức khỏe của con trẻ. Sau khi thực hiện bài kiểm tra nếu nhận thấy trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Bài test trẻ tự kỷ với bảng tầm soát, sàng lọc M – CHAT
Bảng M – CHAT (Modified Checklist of Autism in Toddlers) sẽ có tổng cộng 23 câu hỏi dành cho những trẻ ở độ tuổi từ 16 đến 30 tháng tuổi. Nếu ở giai đoạn này trẻ có dấu hiệu tự kỷ như chậm nói, kém tập trung, khi được gọi không quay lại, không có sự tương tác với mọi người thì cha mẹ cũng nên cho trẻ thử thực hiện bảng kiểm tra này.
Theo chỉ định của Hội Nhi Khoa Mỹ thì tầm soát tự kỷ ở trẻ sẽ được diễn ra vào quá trình phát triển tổng quát của tất cả các trẻ nhỏ ở độ tuổi 9, 18, 24 và 30 tháng tuổi hoặc vào bất kỳ thời điểm nào nhận thấy trẻ có dấu hiệu nghi ngờ bệnh. Thông thường, bảng tầm soát rối loạn tự kỷ sẽ được khuyến khích áp dụng cho trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi và đang có dấu hiệu tự kỷ trong thời gian phát triển tâm sinh lý.
Hiện nay, bảng câu hỏi M- CHAT cũng đang được sử dụng phổ biến ở các bệnh viện và phòng khám tự kỷ với nội dung sau:
1. Trẻ có cảm thấy thích thú khi được đu đưa hoặc nhảy lên đầu gối của bạn không? Không
2. Trẻ có thích leo cầu thang hoặc leo trèo hay không? Không
3. Trẻ quan tâm đến những người thân trong gia đình hoặc những đứa trẻ khác hay không? Không
4. Trẻ có hay tưởng tượng ra các tình huống, hoàn cảnh không có thật khi vui chơi, đùa giỡn hay không? (Ví dụ như nói điện thoại với ai đó, trò chuyện cùng thú bông, giả làm bác sĩ,…) Không
5. Trẻ có thích thú với trò chơi ú òa hoặc tìm kiếm đồ vật hay không? Không
6. Trẻ có chỉ ngón trỏ về đối tượng và đồ vật để bày tỏ sự tâm tâm, thích thú của mình không? Không
7. Trẻ có thường xuyên sử dụng ngón trỏ để chỉ hoặc để xin một điều gì không? Không
8. Trẻ có thói quen chia sẻ đồ chơi hoặc đồ vật của mình cho bố mẹ và người thân hay không? Không
9. Trẻ có tương tác với bố mẹ bằng ánh mắt và những người khác hơn 1-2 giây hay không? Không
10. Trẻ có hay bắt chước hành động, cử chỉ, lời nói của bố mẹ và người thân trong gia đình hay không? Không
11. Khi đến tuổi trẻ có biết đi hay không? Không
12. Khi trong phòng chỉ có sự xuất hiện của bố hoặc mẹ, trẻ có nhìn theo hay không? Không
13. Trẻ có đáp lại nụ cười của bố mẹ hoặc những người thân trong gia đình hay không? Không
14. Trẻ tỏ ra nhạy cảm với tiếng động không? (Ví dụ: bịt tai, la hét hoặc tìm đến không gian yên tĩnh khác) Có
15. Trẻ có phản ứng, quay người lại khi bố mẹ hoặc những người khác gọi tên hay không? Không
16. Trẻ có nhìn theo những đồ vật mà bố mẹ, người thân đang nhìn không? Không
17. Trẻ có những hành vi, cử động bất thường và thường thực hiện các động tác tay ở gần mặt không? Có
18. Trẻ có cố gắng làm bố mẹ chú ý đến những hoạt động của mình hay không? Không
19. Bố mẹ có bao giờ suy nghĩ đến khả năng con bị điếc không? Có
20. Đôi lúc trẻ cứ nhìn đăm đăm vào một đối tượng/ khoảng không hoặc đi lại liên tục nhưng không có chủ đích rõ ràng hay không? Có
21. Trẻ có nhìn vào mặt bố mẹ hoặc người đối diện để kiểm tra phản ứng của họ hay không? Không
22. Trẻ có hiểu được những điều mà người khác nói hay không? Không
23. Trẻ có xu hướng ném hoặc bỏ các đồ chơi, đồ vật nhỏ vào miệng và hoàn toàn không biết cách chơi với đồ chơi? Có
Nếu sau khi thực hiện các câu hỏi tầm soát trên đây mà kết quả của bạn nhấn chọn 3 trong tổng 23 câu hoặc có 2 trong số 5 câu được in đậm thì con bạn đang có nguy cơ mắc phải chứng rối loạn tự kỷ và cần được can thiệp sớm.
Bài test trẻ tự kỷ với bộ câu hỏi sàng lọc tự kỷ M-Chat-R/F
Đối với các gia đình có trẻ nhỏ từ 16 đến 36 tháng tuổi đang có dấu hiệu nghi ngờ mắc chứng rối loạn tự kỷ thì cũng có thể thử qua bài test kiểm tra sàng lọc M-Chat-R/F. Bài test này tổng cộng gồm 20 câu hỏi, bạn sẽ bắt đầu cho điểm theo từng câu hỏi. Nếu câu trả lời là KHÔNG thì bạn sẽ cho 1 điểm, còn câu trả lời là CÓ thì cho 0 điểm.
1. Trẻ có nhìn và chú ý theo hướng tay của bạn chỉ hay không?
2. Trẻ nhỏ có gặp vấn đề về thính giác hay không?
3. Trẻ có chơi các trò chơi giả tưởng hay không?
4. Trẻ có thích thú với việc leo trèo hay không?
5. Trẻ có thói quen chuyển động các ngón tay một cách bất thường trước mắt của mình hay không?
6. Khi muốn lấy một đồ vật gì đó, trẻ có sử dụng ngón tay để chỉ cho bố mẹ biết hay không?
7. Trẻ có chỉ cho bạn những thứ làm trẻ cảm thấy hứng thú không?
8. Trẻ có bộc lộ sự quan tâm của mình đối với những đứa trẻ khác hay không?
9. Trẻ có khoe với bạn bằng cách đưa vật đó hoặc chỉ ngón tay cho bạn thấy hay không?
10. Trẻ có phản ứng hay quay mặt lại khi được gọi tên không?
11. Trẻ có đáp lại nụ cười của bạn hay không?
12. Trẻ có cảm thấy khó chịu, bức bối trước những tiếng ồn xung quanh hay không?
13. Trẻ có thể bước đi như những bạn cùng lứa tuổi không?
14. Khi bạn chơi với trẻ, nói chuyện hoặc khi mặc quần áo cho trẻ thì trẻ có nhìn bạn hay không?
15. Trẻ có nhìn xung quanh khi bạn quay đầu nhìn về một hướng hoặc một đồ vật nào đó không?
16. Trẻ có xu hướng bắt chước theo những gì bạn làm hay không?
17. Trẻ có muốn bố mẹ hay những người xung quanh nhìn mình không?
18. Trẻ có hiểu và làm theo hướng dẫn bằng lời nói hay không?
19. Trẻ có nhìn bạn để thăm dò phản ứng khi có một sự việc gì đó vừa xảy ra hay không?
20. Trẻ có thích thú với những trò chơi chuyển động hay không?
Sau khi thực hiện bài test bạn hãy cộng dồn tất cả các điểm số lại với nhau. Kết quả sẽ được đánh giá thông qua từng thang điểm.
-
Tổng điểm đạt được từ 8 đến 20 điểm chứng tỏ trẻ có nguy cơ mắc chứng phổ tự kỷ rất cao. Phụ huynh cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám và điều trị tại các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa uy tín.
-
Nếu tổng điểm sau khi thực điện từ 3 đến 7 điểm thì khả năng mắc chứng tự kỷ của trẻ ở mức trung bình. Đối với trường hợp này cũng cần tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể lại.
-
Nếu điểm số cuối cùng thấp hơn 2 thì nguy cơ mắc phải chứng tự kỷ của trẻ rất thấp.
Để có kết quả chính xác hơn, cha mẹ nên đến gặp các chuyên gia tư vấn để được thực hiện các bước kiểm tra sâu hơn. Sự phát triển những năm đầu đời của trẻ rất quan trọng, quyết định đến cả tương lai của trẻ nên ba mẹ cần phải theo sát và can thiệp kịp thời để trẻ có cơ hội phát triển tốt nhất và hòa nhập cộng đồng.