Thứ hai, 07/07/2025
logo
Tư vấn tiêu dùng

Thói quen 'Google mọi thứ' có thể đang làm hại bạn mỗi ngày

Thế Hiệp Thứ hai, 07/07/2025, 17:07 (GMT+7)

Thói quen 'Google mọi thứ' có thể khiến tư duy đi vào lối mòn, làm giảm khả năng sáng tạo, nhất là khi làm việc nhóm, theo nghiên cứu mới của Mỹ.

Trend 'Quay về quá khứ' trên Google Maps gây sốt, nhưng tiềm ẩn rủi ro riêng tư khó lường?

Trong thời đại mà mọi thắc mắc đều có thể được giải đáp chỉ với một cú nhấp chuột, một nghiên cứu mới từ Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) cho thấy việc “Google mọi thứ” có thể vô tình kìm hãm khả năng sáng tạo, đặc biệt là khi làm việc nhóm.

Tìm kiếm dễ quá, tư duy dễ bị “neo” cứng

Nghiên cứu được thực hiện trên 244 sinh viên đại học, chia thành hai nhóm: một nhóm được dùng Google khi làm bài, nhóm còn lại thì không. Cả hai cùng nhận một thử thách: nghĩ ra các cách sử dụng sáng tạo cho một vật thể trong 3 phút.

01

Kết quả cho thấy, người dùng Google cá nhân thường đưa ra nhiều ý tưởng hơn. Đáng chú ý, khi làm việc theo nhóm, nhóm không dùng Google lại đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn, khác biệt hơn, và ít trùng lặp hơn. Trong khi đó, nhóm được truy cập mạng lại dễ "đụng hàng", hội tụ vào cùng các ý tưởng giống nhau, một hiện tượng gọi là "hiệu ứng cố định".

Cùng 'Google', cùng nghĩ như nhau

Giáo sư Danny Oppenheimer, tác giả chính của nghiên cứu, lý giải: “Google cung cấp những ý tưởng phổ biến đầu tiên, khiến người dùng có xu hướng bám vào đó. Dù tiện lợi, nhưng nó vô tình làm người ta tư duy theo lối mòn”.

Ví dụ, nếu bạn định nghĩ về “những thứ có thể phết lên bánh mì”, Google sẽ cho bạn ngay các đáp án phổ biến như bơ, mứt. Điều này khiến người dùng khó nghĩ ra những câu trả lời sáng tạo hơn.

Không phủ nhận lợi ích, nhưng cần kiểm soát

Các chuyên gia thừa nhận: Google hay các công cụ tìm kiếm nói chung là nguồn hỗ trợ đắc lực trong nhiều tình huống. Tuy nhiên, khi nói đến sáng tạo, đặc biệt là làm việc nhóm, việc quá phụ thuộc vào cùng một nguồn dữ liệu có thể khiến các ý tưởng dễ bị đồng hóa.

02-1523

Nghiên cứu cũng thừa nhận những giới hạn nhất định, như mẫu vật thử nghiệm chỉ gồm hai vật thể, thời gian động não ngắn và nhóm đối tượng là sinh viên đại học.

Tuy vậy, kết quả vẫn cho thấy: để kích thích sự đổi mới thật sự, con người cần thời gian, không gian và sự đa dạng trong nguồn gợi ý, chứ không chỉ là vài dòng kết quả đầu tiên từ công cụ tìm kiếm.

Dù không thể phủ nhận sự tiện lợi của Google và các công cụ tìm kiếm, nghiên cứu này cho thấy: trong một số trường hợp, đặc biệt là khi cần sáng tạo hoặc làm việc nhóm, việc suy nghĩ độc lập có thể mang lại nhiều giá trị hơn. Không phải lúc nào có sẵn câu trả lời cũng là điều tốt mà đôi khi, quá trình tự tìm tòi mới là nơi những ý tưởng khác biệt thật sự ra đời.

Đọc thêm

Đừng bỏ lỡ

Cùng chuyên mục