Thứ ba, 08/07/2025
logo
Hướng dẫn mua sắm

Có nên mua mỹ phẩm chăm sóc cho da mặt với giá rẻ để tiết kiệm tiền?

Cẩm Ly Thứ hai, 07/07/2025, 20:02 (GMT+7)

Trong thời đại hiện nay, nhu cầu làm đẹp của mỗi người ngày càng tăng cao, nhất là đối với các chị em phụ nữ. Cùng với sự phát triển của nhu cầu làm đẹp thì các hãng mỹ phẩm cũng ngày càng tăng cao về số lượng sản phẩm bán ra thị trường. Nhưng để biết lựa chọn và tránh tiền mất tật mang là điều vô cùng quan trọng đối với người tiêu dùng.

“Tiền nào của nấy” – Hệ lụy khôn lường

Trên thị trường hiện nay, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng gia công vẫn còn trôi nổi rất nhiều. Các tín đồ “ham rẻ” vẫn miệt mài săn sale, mua mỹ phẩm theo combo 10, 11 món với giá chưa bằng một món mỹ phẩm hàng chất lượng. Bên cạnh đó, hàng nhái bao bì cũng là một trở ngại lớn đối với người tiêu dùng trong việc lựa chọn mỹ phẩm. Nhái bao bì một cách tinh vi nhưng bán với giá rẻ hơn hàng thật, hoặc có khi giá ngang với hàng thật, khiến người mua hoang mang, lẫn lộn thật giả và rồi “tiền mất, tật mang”.

Bạn L. A (15 tuổi, Tp.HCM) để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn muốn làm đẹp ở độ tuổi mới bước vào cấp 3, bạn đã mua son rẻ trên mạng do sự giới thiệu của người bán, chỉ sau vài ngày sử dụng, môi đã bị chàm nhẹ và đi khám kịp thời. Bạn L. A chia sẻ: “Em thấy bạn bè giới thiệu, em mua dùng thử, dùng được vài hôm môi bị nổi mụn nước nên phải đi khám".

Nhiều sản phẩm son môi với giá rẻ bày bán tren Shopee. Ảnh: Nguồn Shopee.
Nhiều sản phẩm son môi với giá rẻ bày bán tren Shopee. Ảnh: Nguồn Shopee.

Mỹ phẩm giả tràn lan trên mạng phần lớn vẫn dựa vào tính “ham rẻ” của người tiêu dùng, dù có rất nhiều người là nạn nhân của việc sử dụng mỹ phẩm giả, nhưng vẫn là con số không đáng kể đối với người tiêu dùng, nhất là đối với những học sinh vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, chưa đủ chi phí để chi tiêu cho những mặt hàng chất lượng hơn. Vì đối tượng nhắm vào những nhu cầu, nắm bắt rõ người tiêu dùng đang cần gì, nên những đối tượng đã sản xuất và bán những hàng giả vẫn tiếp tục sản xuất ra những mỹ phẩm kém chất lượng lớn, nhập sỉ đi các tỉnh, thành khác để thu lợi nhuận cao hơn.

Hiện, hàng kém chất lượng, mỹ phẩm giả “trà trộn” vào các chợ, tiệm mỹ phẩm nhỏ, trên các sàn thương mại điện tử và cả mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok Shop,… Các mặt hàng mỹ phẩm giả vô cùng đa dạng trên các gian hàng từ son môi, phấn phủ, kem nền, phấn mắt, serum trắng da, phục hồi da, kem trộn,… Việc nhận diện được mỹ phẩm là giả hay thật cũng ngày một khó khăn bởi các bao bì của mỹ phẩm giả ngày càng tinh vi hơn, có thể giống hàng thật 80 – 90%.

Tác hại của mỹ phẩm giả

Dùng mỹ phẩm giả có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm rất lớn đối với người tiêu dùng, đặt biệt là đối với những làn da nhạy cảm.

Bao bì của son giả và son thật. Ảnh: Cẩm Ly.
Bao bì của son giả và son thật. Ảnh: Cẩm Ly.

Các chuyên gia cho biết, mỹ phẩm giả thường chứa các chất gây ung thư như cadmium, berili và asen, cùng các chất độc hại: corticoid, parabens, formaldehyde, propylene glycol, chì, thủy ngân, kẽm,… , dẫn đến các triệu chứng khi người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm chứa các chất này như: dị ứng, mẩn đỏ, nổi mụn, nám,... nhưng khi sử dụng lâu dài, các sản phẩm này có thể khiến người tiêu dùng có nguy cơ bị ung thư da và da sẽ bị lão hóa sớm do các chất độc hại thẩm thấu vào da, làm mòn da nhanh chóng.

Và các mỹ phẩm giả chứa lượng lớn các virus hoặc vi khuẩn có thể gây ra bệnh nhiễm trùng về mắt khi trang điểm. Người tiêu dùng cũng có thể sẽ bị kích ứng da khi sử dụng phải mỹ phẩm giả với các biểu hiện như nổi mụn, ngứa ngáy,…

Ngoài ra, việc sử dụng lâu dài các mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc sẽ dẫn đến các bệnh nội tiết tố gan, các bệnh về tim mạch, các bệnh về thần kinh và não và có thể gây ảnh hướng xấu tới chức năng sinh sản, gây vô sinh ở nữ.

Trong son môi thường sẽ xuất hiện chì, việc sử dụng son giả, son nhiều chì sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm độc chì. Có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tiêu hóa khiến người tiêu dùng bị buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy,…

Vì vậy, nhu cầu làm đẹp hiện nay ngày càng gia tăng, việc chọn cho mình những mỹ phẩm chất lượng và an toàn đối với sức khỏe là điều quan trọng được đẩy lên hàng đầu, đừng vì những quảng cáo lố và vì thấy rẻ nên mua mà không màng đến sức khỏe của bản thân mình để rồi “tiền mất, tật mang”.

Người tiêu dùng cần làm gì?

Trước sự mời gọi của những người bán hàng, người tiêu dùng cần tìm hiểu rõ nguồn gốc khi mua mỹ phẩm trên các sàn thương mại điện tử cũng như trong các gian hàng, cửa tiệm nhỏ.

Bạn Cẩm Vy (19 tuổi, Bến Tre) là “tín đồ” săn sle, mua mỹ phẩm trên các sàn thương mại điện tử chia sẻ về cách nhận biết và phòng tránh việc mua phải mỹ phẩm giả: “Mình mua mỹ phẩm thường dựa vào giá cả và thương hiệu của sản phẩm coi có phù hợp với da mặt của mình không, mình coi vào các đánh giá của người tiêu dùng khác đã trải nghiệm qua sản phẩm đó rồi, chứ mình không coi các KOL review vì mình không chắc là họ có được các nhãn hàng booking hay không”.

Hình ảnh của người bị ung thư da. Ảnh: Internet.
Hình ảnh của người bị ung thư da. Ảnh: Internet.

Bạn Vy chia sẻ thêm: “Mình nhìn vô sản phẩm mình có thể biết được khoảng 80% là hàng giả hay hàng thật nhờ cái bao bì của hàng chính hãng thường các chi tiết sẽ sắc nét hơn, với mình cũng thường hay theo dõi các trang báo nói về cách phân biệt hàng thật hàng giả nhiều nên cũng biết chút ít. Mình chỉ tin dùng và mua các mỹ phẩm tại các cửa hàng uy tín như Hasaki, Thế giới Skinfood”.

Một số lưu ý khi mua mỹ phẩm, tránh việc mua phải hàng giả, hàng nhái:

·        Người tiêu dùng chỉ nên mua ở những công ty, shop trên sàn thương mại điện tử, các nhà bán lẻ được ủy quyền và đáng tin cậy.

·        Kiểm chứng thông tin sản phẩm trên các trang web chính hãng của loại mỹ phẩm đang cần mua, kiểm tra giá bán và so sánh giá bán giữa shop bán hàng và giá trên web chính hãng.

·        Kiểm tra lượt đánh giá và độ uy tín của shop thông qua phần đánh giá của người mua.

·        Kiểm tra thông tin mỹ phẩm, nguồn gốc xuất xứ qua mã code, mã vạch được dán trên bao bì của mỗi sản phẩm.

·        Thường xuyên theo dõi các bài viết về cách nhận biết hàng thật – hàng giả qua các đặt điểm bên ngoài của sản phẩm, qua màu sắc, mùi hương, qua các cảm nhận trực tiếp trên da,…

Mỹ phẩm giả là “sát thủ” ẩn mình sau lớp vỏ hào nhoáng, được “copy” hàng loạt các bao bì của các nhãn hàng mỹ phẩm nổi tiếng, rao bán với giá rẻ hơn gấp đôi hoặc gấp 3 so với giá của những mỹ phẩm thật, “đánh” chí mạng vào tâm lý người tiêu dùng, để rồi người tiêu dùng liên tục là các nạn nhân của mỹ phẩm giả, còn người bán hàng lại không có trách nhiệm đối với các nạn nhân  của họ và tiếp tục bán ra các mỹ phẩm giả đến tay các nạn nhân xấu số khác.

 

Đọc thêm

Đừng bỏ lỡ

Cùng chuyên mục