Tiếp Thị Gia Đình

Thứ hai, 30/11/-0001, 00:00 (GMT+7)

Các loại cây đinh lăng & Công dụng tuyệt vời với sức khỏe

Các loại cây đinh lăng trước giờ luôn được người dân quý và ví von là “ cây sâm của người nghèo” vì nó rất phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, cây đinh lăng có rất nhiều loại nhưng không phải loại nào cũng có tác dụng chữa bệnh.

Vậy cây đinh lăng có những loại gì và các loại cây đinh lăng có tác dụng gì. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây cùng Tạp chí Tiếp thị & Gia đình!

Cây đinh lăng là gì?

Đinh lăng hay cây gỏi cá, nam dương sâm là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng của Họ Cuồng cuồng. Cây được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền, là loại đinh lăng phổ biến nhất tại Việt Nam.

Các loại cây đinh lăng phổ biến hiện nay

Hiện tại, cây đinh lăng được trồng khá phổ biến do cách nhân giống đơn giản và dễ dàng chỉ bằng cách cắt cành già cắm xuống đất là có thể mọc và phát triển bình thường. Theo thông tin hữu ích từ bách khoa toàn thư Wikipedia thì đinh lăng bao gồm hơn 100 loài, tuy nhiên chúng ta sẽ phân biệt chúng dựa vào những hình dáng ở bên ngoài, đặc biệt là hình dáng lá. Bài viết này, Tạp chí Tiếp Thị & Gia Đình sẽ giúp bạn có thể phân biệt dễ dàng được các loại cây đinh lăng thường gặp đó là đinh lăng lá to, đinh lăng lá kim và đinh lăng lá nhỏ và một số loại đinh lăng khác.

Cây đinh lăng lá to

Đúng như tên gọi của nó thì lá của loại cây này rất to, mỏng có màu sẫm hơn so với những loại lá nhỏ và không có viền bạc ở bên ngoài. Lá có hình mũi mác không xẻ thùy và mọc cân đối ở trên bẹ lá.

Xét về độ cao, hình dáng thân, rễ khá giống với lá đinh lăng nhỏ. Tuy nhiên ở phần rễ của loại đinh lăng này khô và cứng khó gãy, vị không ngọt và không thơm. Trong giai đoạn khi cây còn nhỏ có nhiều nét tương đồng mọi người cần phải chú ý để tránh gây nhầm lẫn.

cac-loai-cay-dinh-lang-1
Cây đinh lăng lá to (Ảnh: sưu tầm)

Cây đinh lăng lá nhỏ - Sâm Nam Dương

Cây đinh lăng nếp có màu xanh nhạt hơn, dài khoảng 2-4cm, lá cây có hình chân chim không cân đối, Đầu lá nhọn cẻ thùy 3-4 lần, phần mép lá nhọn ngắn và không đồng đều, chiều dài từ bẹ lá đến đỉnh của lá từ 20-40cm. Loại này khá phổ biến nên thường được sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày như ăn kèm rau sống, làm gỏi

Về phần rễ của định lăng lá nhỏ có vị ngọt, mùi rất thơm, dễ gãy và không khô cứng như đinh lăng lá to. Ngoài ra nó còn có hình dạng sần sùi, thoạt nhìn khá giống với củ sâm nhưng củ nhỏ hơn đinh lăng lá lớn. Nếu cùng một độ tuổi thì củ đinh lăng lá lớn gấp đôi so với đinh lăng lá nhỏ.

Thân của loại cây này không có gai và chiều cao trung bình tầm 1-2m. Xét về mặt giá trị dinh dưỡng thì đinh lăng lá nhỏ có giá trị dinh dưỡng cũng như khả năng điều trị bệnh cao hơn so với đinh lăng lá to và lá kim. Điển hình như dược chất saponin ở trong đinh lăng lá nhỏ cao hơn so với đinh lăng lá lớn. Và đây cũng là một trong các loại cây đinh lăng thường gặp nhất.

Cây đinh lăng lá kim (đinh lăng lá nhuyễn)

Đây là loại lá kim có vóc dáng nhỏ nhất trong các giống đinh lăng lá mảnh, nhỏ không có hình dạng phiến lá rõ ràng, do đó mới có tên gọi là đinh lăng lá kim. Loại này khá kén đất trồng cùng với điều kiện chăm sóc như nhau nhưng đinh lăng lá kim sinh trưởng chậm nhưng giá trị kinh tế không cao.

cac-loai-cay-dinh-lang-2
Cây đinh lăng lá kim (đinh lăng lá nhuyễn) (Ảnh: sưu tầm)

Đinh lăng đĩa

Đinh lăng đĩa, danh pháp khoa học Polyscias scutellaria là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng cuồng. Dạng thân bụi nhiệt đới cao 2-6m, phổ biến thường thấy ở các quần đảo Tây Nam Thái Bình Dương. Loài này được Fosberg miêu tả khoa học đầu tiên năm 1948.

Cây đinh lăng đĩa có lá khác hẳn với đinh lăng lá nhỏ, dáng lá to tròn, loại lá đĩa này rất hiếm gặp và ít được biết đến.

Đinh lăng lá răng

Cũng là một trong các loại cây đinh lăng khá đẹp, mỗi lá gồm 3 lá con, lá con xẻ cạnh, xung quanh lá con có nhiều gai nhọn trông giống như răng cưa vậy. Màu lá xanh đậm, mặt xanh bóng.

Loại này cũng khá hiếm, thường được trồng làm cảnh, có tên gọi khác là chu viên hay đinh lăng miền nam. Tuy nhiên giá trị của nó không cao nên chẳng ít người để ý.

Cây đinh lăng lá tròn

Cây đinh lăng lá tròn có tên khoa học là Polyscias balfouriana, tên gọi khác là đinh lăng vỏ hến là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng cuồng.

Cây đinh lăng lá tròn có dáng lá to, xen kẽ màu xanh và trắng trông rất hài hòa, đẹp mắt nên thường được trồng làm cây cảnh.

Đinh lăng lá vằn

Cây đinh lăng lá vằn có tên khoa học là Polyscias guilfoylei, có hình dáng lá đẹp như những cánh hoa, loại cây đinh lăng này rất hiếm gặp chủ yếu được nhập từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, được dùng làm cảnh trồng trong chậu.

Đinh lăng mép lá bạc

Cây đinh lăng mép lá bạc có tên khoa học là P. guilfoylei var. lacinata, tên gọi khác là đinh lăng viền bạc, đinh lăng trổ. Đinh lăng viền bạc có dáng lá đẹp, được trồng làm cây cảnh dạng đinh lăng bonsai.

cac-loai-cay-dinh-lang-3
Đinh lăng mép lá bạc (Ảnh: sưu tầm)

Đinh lăng loại nào tốt nhất

Nếu xét trên giá trị dược liệu, dùng làm thuốc chữa bệnh, làm rau gia vị thì trong các loại cây đinh lăng, đinh lăng lá nhỏ là loại có giá trị cao nhất, tốt hơn tất cả. Cây đinh lăng lá nhỏ chứa nhiều chất saponin, có tác dụng trị liệu, tốt cho sức khỏe hơn đinh lăng lá to. Tuy nhiên, đinh lăng lá to cho năng suất cao đinh lăng lá nhỏ.

Còn xét trên giá trị làm cảnh thì các loại đinh lăng lá vằn, lá bạc, lá đĩa và lá tròn đều rất phù hợp. Loại nào đẹp nhất thì phụ thuộc vào nhu cầu của người chơi cảnh.

Công dụng tuyệt vời của đinh lăng với sức khỏe con người

Cây đinh lăng được mệnh danh là nhân sâm của người nghèo chính vì thế mà nó được sử dụng trong việc bồi bổ cơ thể và ngăn ngừa bị dị ứng. Ngoài ra, cây đinh lăng còn có công dụng chữa suy nhược cơ thể, mệt mỏi, bạn có thể sử dụng rễ cây đinh lăng để nấu nước uống giúp cơ thể được dẻo dai hơn.

  • Ngoài ra, có thể sử dụng lá đinh lăng để nấu nước trà giúp điều hòa huyết áp và điều trị chứng mất ngủ hiệu quả.

  • Lá đinh lăng còn có tác dụng chữa bệnh đau nhức khớp, dùng lá đinh lăng giã nhuyễn sau đó đắp vào vết sưng đau.

  • Đinh lăng có tác dụng giúp cầm máu, đau lưng, chữa bệnh gout, chữa bệnh phong thấp tay chân

  • Đinh lăng là phương pháp hiệu quả giúp các mẹ bỉm sữa giải quyết nỗi khổ khi bị tắc tia sữa.

Ngoài những tác dụng như trên thì đinh lăng còn có khả năng chống những cơn giật mình cho các bé sơ sinh, trẻ nhỏ. Dùng lá đinh lăng phơi khô, làm gối cho các bé ngủ sẽ giúp bé có giấc ngủ ngon hơn.

cac-loai-cay-dinh-lang-4
Công dụng tuyệt vời của đinh lăng với sức khỏe con người (Ảnh: sưu tầm)

Qua bài viết trên đây, Tạp chí Tiếp thị & Gia đình đã giúp nhận biết được các loại cây đinh lăng phổ biến hiện nay cũng như biết thêm một số thông tin bổ ích về cây đinh lăng. Hy vọng bài viết với cách phân biệt các loại đinh lăng sẽ giúp cho bạn có thể dễ dàng trong việc lựa chọn đinh lăng để sử dụng. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, bạn đừng quên theo dõi chuyên mục Bác sĩ gia đình của Tiếp thị & Gia đình nhé!

Cùng chuyên mục