Thứ tư, 21/06/2023, 13:31 (GMT+7)

Bật mí các mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây cực kỳ hiệu quả

Thu Trang (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Ngạt mũi là biểu hiện của những bệnh thường gặp trong cuộc sống. Tình trạng này khiến bạn khó chịu, do đường thở bị nghẽn. Sau đây là những mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà và mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Như thế nào là ngạt mũi?

Khi xoang mũi tiếp xúc với chất lạ (kháng nguyên) từ môi trường bên ngoài, những tế bào tại đây sẽ tiết ra chất lỏng nhằm tống dị vật ra ngoài cơ thể. Đồng thời lúc này, niêm mạc mũi bị sưng lên, nếu lượng dịch tiết ra quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng ngạt mũi. 

Một số tác nhân bạn có thể gặp như:

  • Khói bụi

  • Mùi hôi, thối khó chịu

  • Phấn hoa, mùi thơm, lông vật nuôi như chó, mèo,... (đối với người dị ứng)

  • Virus, vi khuẩn gây bệnh

Thông thường tình trạng này sẽ tự khỏi khi bạn ngừng tiếp xúc với dị nguyên - tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, ngạt mũi sẽ theo bạn dai dẳng khi chúng tác động quá mạnh lúc hệ miễn dịch của bạn suy yếu. Vì vậy, khi tình trạng này kéo dài bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

meo-chua-ngat-mui-tiep-thi-gia-dinh-1
Niêm mạc mũi bị sưng lên, nếu lượng dịch tiết ra quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng ngạt mũi. Ảnh: sưu tầm

Một số mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây hiệu quả

Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây bằng trà gừng mật ong

Gừng là một dược liệu trị nghẹt mũi hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, gừng chứa 2-3% tinh dầu thơm, hỗ trợ tống chất nhầy từ xoang mũi và cổ họng hiệu quả. Như vậy sẽ giúp làm giảm khả năng kháng viêm, sưng đau mũi và họng.

Cách thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu pha 100 ml trà (1 ly nhỏ)

  • Lấy một nhánh gừng tươi, gọt bỏ vỏ, thái mỏng hoặc giã nát, đập dập. Gừng càng giã nhỏ sẽ cho ra nhiều tinh dầu nhất. 

  • Mật ong: Bạn hãy lấy khoảng 2 – 3 thìa mật ong rồi thêm, giảm theo sở thích của mình. 

  • Chuẩn bị khoảng 100 – 150ml nước sôi

Bước 2: Lấy gừng, mật ong, nước sôi để cho vào ly, sau đó khuấy đều trong vòng 5 phút để dùng hàng ngày.

Lưu ý: Trà gừng nên dùng nóng để có hiệu quả tốt nhất. 

meo-chua-ngat-mui-tiep-thi-gia-dinh-2
Gừng chứa 2-3% tinh dầu thơm, hỗ trợ tống chất nhầy từ xoang mũi và cổ họng hiệu quả. Ảnh: sưu tầm

Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây bằng cách xông hơi  

Xông hơi là một mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây khá hiệu quả. Biện pháp này sử dụng nhiệt độ làm giãn mao mạch. Nhờ đó, đường thở thông thoáng hơn giúp dịch nước mũi dễ dàng đi ra ngoài. Sau khi xông, triệu chứng khó chịu do nghẹt mũi sẽ giảm gần hết. 

Cách thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lấy một chậu nhỏ đựng nước: 1 cái

  • Nước sôi: Dùng khoảng 1 – 1,5 lít

  • Chọn tinh dầu như tràm, bạc hà, sả chanh…hoặc dùng viên xông tinh dầu mua tại các hiệu thuốc.

Bước 2: Lấy nước sôi vào chậu đã chuẩn bị, thêm tinh dầu hoặc viên xông vào chung.

Bước 3: Dùng khăn hoặc chăn chuẩn bị sẵn để trùm lên đầu, hơi nước sẽ tập trung bốc lên mặt. Lưu ý, giữ khoảng mặt với chậu nước tầm 30cm để tránh bị bỏng. 

Bước 4: Xông hơi trong vòng 10 – 15 phút rồi lấy khăn khô nhẹ nhàng lau mồ hôi. Mỗi tuần nên thực hiện 2 – 3 lần giúp làm giảm bớt tình trạng ngạt mũi kéo dài. 

meo-chua-ngat-mui-tiep-thi-gia-dinh-3
Xông hơi là một mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây khá hiệu quả. Ảnh: sưu tầm

Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm sạch tốt, giúp tăng độ ẩm trong xoang mũi và làm loãng dung dịch nhầy. Rửa mũi sẽ làm những mao mạch trong xoang mũi được xoa dịu và giảm sưng đau.

Bạn có thể đến hiệu thuốc để mua nước muối sinh lý cho an toàn, nên rửa mũi hằng ngày trước khi đi ngủ nếu thường xuyên bị ngạt mũi.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thực hiện đúng cách để tránh những hậu quả khó lường như nhiễm trùng, nếu có điều kiện thì nên ra bệnh viện để bác sĩ rửa mũi, đây là cách an toàn nhất.

meo-chua-ngat-mui-tiep-thi-gia-dinh-4
Nước muối sinh lý có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm sạch tốt, giúp tăng độ ẩm trong xoang mũi và làm loãng dung dịch nhầy. Ảnh: sưu tầm

Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây bằng tỏi

Trong tỏi có chứa allicin và scordinin cao nên hay được sử dụng trị các bệnh về đường hô hấp và loại bỏ tình trạng ngạt mũi, khó thở cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể kết hợp tỏi cùng một số nguyên liệu khác như mật ong để tăng hiệu quả hơn.

Cách thực hiện:

  • Bóc sạch vỏ 2 tép tỏi tươi sau đó mang đi giã nát.

  • Trộn tỏi cùng 2 muỗng canh mật ong sau đó uống trực tiếp.

Bạn cũng có thể chế biến một số món ăn cùng với tỏi như: Rau xào tỏi, tôm hấp tỏi, cánh gà chiên bơ tỏi,... nên sử dụng càng nhiều tỏi càng tốt trong quá trình bạn bị ngạt mũi.

meo-chua-ngat-mui-tiep-thi-gia-dinh-5
Trong tỏi có chứa allicin và scordinin cao nên hay được sử dụng trị các bệnh về đường hô hấp và loại bỏ tình trạng ngạt mũi, khó thở cực kỳ hiệu quả. Ảnh: sưu tầm

Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây bằng lưỡi và tay  

Khi dùng lưỡi và tay để tạo áp lực lên một số điểm cụ thể, chất lỏng được kích thích sẽ khiến bạn dễ thở hơn.

  • Bước 1: Bạn tiến hành đẩy lưỡi lên vòm miệng, dùng tay ấn lên vùng da giữa hai lông mày.

  • Bước 2: Giữ nguyên tư thế đó trong 10 giây, trong lúc này bạn sẽ cảm thấy dễ thở hơn ngay tức thì.

  • Bước 3: Sau 10 giây, bạn đưa lưỡi trở lại bình thường và bỏ tay ra. Có thể thực hiện khoảng 2-3 lần đến khi nào bạn cảm thấy dễ chịu thì ngưng.

meo-chua-ngat-mui-tiep-thi-gia-dinh-6
Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây bằng lưỡi và tay. Ảnh: sưu tầm  

Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây nhờ tắm nước ấm

Nước ấm cũng là một trong những cách giúp trị ngạt mũi cấp tốc hiệu quả, đặc biệt là khi tắm nước ấm. Khi tắm, bạn sẽ hít thở hơi nước ấm giúp dịch nhầy trong xoang mũi lỏng ra và giảm tình trạng ngạt mũi hiệu quả.

Do đó, khi bị ngạt mũi, bạn có thể tắm nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm, cách này vô cùng hiệu quả đấy.

meo-chua-ngat-mui-tiep-thi-gia-dinh-7
Bạn có thể tắm nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm khi bị ngạt mũi. Ảnh: sưu tầm

Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây bằng cách dùng tay ấn thái dương

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn dùng 2 ngón tay trỏ đặt ở hai đầu lông mày, tiếp theo là nghiêng người về phía trước.

  • Bước 2: Tựa đầu bạn về phía các ngón tay, khuỷu tay đặt trên bề mặt phẳng, đưa tay đến giữa hai lông mày.

  • Bước 3: Dùng một lực ổn định nhấn vào vị trí đó, cuối cùng di chuyển xuống đuôi chân mày (trong quá trình thực hiện luôn tạo một áp lực nhất định để đạt hiệu quả nhé).

meo-chua-ngat-mui-tiep-thi-gia-dinh-8
Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây bằng cách dùng tay ấn thái dương. Ảnh: sưu tầm

Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây bằng cách nín thở

Với cách nín thở này thì não bộ của bạn sẽ cho rằng bạn đang gặp nguy hiểm, từ đó khoang mũi sẽ mở rộng để bạn cảm thấy dễ thở hơn (đây là tín hiệu cơ thể phát ra để cứu bản thân của chúng ta lúc gặp nguy hiểm). Với cách này bạn sẽ hết ngạt mũi trong phút chốc.

  • Bước 1: Đầu tiên bạn nên hít sâu, nghiêng đầu về phía sau.

  • Bước 2: Dùng tay của bạn bóp chặt mũi và cố nín thở càng lâu càng tốt.

  • Bước 3: Khi không thể nín thở được nữa thì bỏ tay ra.

meo-chua-ngat-mui-tiep-thi-gia-dinh-9
Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây bằng cách nín thở. Ảnh: sưu tầm

Lưu ý khi khi thực hiện mẹo chữa ngạt mũi

  • Khi áp dụng những mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây đã nêu trên mà tình trạng không thuyên giảm, tình trạng kéo dài, bạn nên đi khám để được chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh. 

  • Khi hỉ (xì) mũi cần nhẹ nhàng, thở bằng miệng trong lúc hỉ để tránh bị sặc hoặc làm dịch mũi chảy vào tai.

  • Nếu cơ địa dị ứng, bạn cần tránh tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh như phấn hoa, lông thú nuôi, …

  • Bổ sung thêm một số loại quả tăng sức đề kháng để tăng cường hệ miễn dịch.

meo-chua-ngat-mui-tiep-thi-gia-dinh-10
Khi hỉ (xì) mũi cần nhẹ nhàng, thở bằng miệng trong lúc hỉ để tránh bị sặc hoặc làm dịch mũi chảy vào tai. Ảnh: sưu tầm

Các mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây kể trên đều rất dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Nếu thấy nghẹt mũi nhẹ và không muốn dùng thuốc, bạn có thể thử những cách này để giúp việc thở trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các cách này có hiệu quả tương đối, và không phải ai cũng sẽ thấy hết ngạt mũi ngay sau khi thực hiện. Do đó, nếu đã thử hết những cách trên mà không đỡ, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé!

Cùng chuyên mục