Thứ bảy, 17/06/2023, 15:19 (GMT+7)

Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà không phải ai cũng biết

Thu Trang (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Trào ngược dạ dày là một chứng bệnh phổ biến, không chỉ xảy ra ở người lớn mà trẻ em cũng có thể gặp. Đây là bệnh lý khó chữa dứt điểm nhưng bạn có thể làm giảm các triệu chứng bằng một số mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà cực hiệu quả dưới đây.

Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày là một bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến tại Việt Nam. Ở người bình thường, sau khi thức ăn được đưa vào miệng và xuống đến thực quản, các cơ thắt thực quản giãn ra để cho thức ăn cùng các chất lỏng đi vào dạ dày rồi lại đóng lại. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày sẽ gặp tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên phần thực quản (đây là phần ống nối từ miệng đến dạ dày), khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị kích thích và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. 

meo-chua-trao-nguoc-da-day-tiep-thi-gia-dinh-1
Trào ngược dạ dày là một bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến tại Việt Nam. Ảnh: sưu tầm

Những biểu hiện của bệnh lý trào ngược dạ dày  

Trào ngược dạ dày thực quản gây ra những triệu chứng khó chịu bên trong thực quản như: 

  • Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, đặc biệt là vào ban đêm.

  • Buồn nôn và có thể nôn ra thức ăn hoặc dịch vị, thường gặp nếu ăn quá no hoặc nằm liền sau ăn.

  • Đau tức ngực ở thượng vị hay cảm giác khó chịu sau xương ức có thể nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh tim mạch.

  • Phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản. 

  • Có cảm giác khó nuốt, vướng hoặc cảm giác như một cục nghẹn ở cổ.

  • Đau họng, ho kéo dài và khan tiếng. Đây là do họng và thanh quản phải tiếp xúc với dịch acid dạ dày thường xuyên dẫn tới sưng tấy gây viêm và gây ho.

Ngoài những triệu chứng như đã kể trên, do dư lượng acid từ thực quản trào lên, miệng thường tiết ra nhiều nước bọt hơn. Ngoài ra, trong quá trình trào ngược dạ dày, dịch mật có thể xâm nhập vào dạ dày rồi trào lên trên, tạo ra cảm giác đắng trong miệng. 

meo-chua-trao-nguoc-da-day-tiep-thi-gia-dinh-2
Buồn nôn và có thể nôn ra thức ăn là một trong những dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày. Ảnh: sưu tầm

Các mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả

Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng mật ong

Vi khuẩn Hp chính là nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày. Mật ong chính là “dũng sĩ” góp phần tiêu diệt chúng và điều tiết dịch vị trong dạ dày với các kháng viêm tự nhiên có sẵn trong mật. Vì vậy, với nguyên liệu chính là mật ong và sử dụng mật ong hàng ngày, bạn có thể điều trị các chứng bệnh trào ngược hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Cách 1: Pha 100ml nước nóng với 2 thìa mật ong pha và uống vào buổi sáng sớm trước khi ăn sáng.

  • Cách 2: Bạn cần chuẩn bị thêm bột chuối hột. Lúc này bạn trộn đều 2 thìa bột chuối hột với 2 thìa mật ong thành hỗn hợp dẻo. Sau đó bạn có thể dùng ăn trực tiếp vào mỗi buổi sáng ngay sau khi đánh răng. Áp dụng phương pháp này liên tục từ 20 – 30 ngày.

meo-chua-trao-nguoc-da-day-tiep-thi-gia-dinh-3
Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng mật ong. Ảnh: sưu tầm

Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng gừng tươi

Gừng tươi có vị cay, tính ấm nên rất tốt đối với hệ tiêu hoá. Điều này giúp chống lại tình trạng đầy hơi, khó tiêu, đặc biệt gừng còn có thể chữa lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch, gọt vỏ và nghiền nát một củ nghệ lớn. 

  • Cho vào một miếng vải sạch để vắt lấy nước cốt. 

  • Trộn nước cốt nghệ cùng với 2 thìa mật ong. 

  • Uống hỗn hợp này ngày 2 lần sáng và tối trước bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

meo-chua-trao-nguoc-da-day-tiep-thi-gia-dinh-4
Gừng tươi có vị cay, tính ấm nên giúp chống lại tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Ảnh: sưu tầm

Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng nha đam

Ngoài công dụng chăm sóc da và mỹ phẩm, nha đam còn có khả năng giúp điều trị chứng trào ngược axit, chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn và kháng vi-rút. Ngoài ra, trong nha đam còn chứa anthraquinon giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giảm tăng tiết axit dịch vị  trong dạ dày. 

Cách thực hiện

Cách 1

  • Lấy 1 nhánh nha đam (200-300g), gọt vỏ, xay nhuyễn cùng 1 cốc nước, lọc qua vải xô để lấy nước cốt.

  • Dùng trước bữa ăn trưa và tối 30-45 phút, ngày 2 lần.

Cách 2

  • Thái nha đam thành hạt lựu. 

  • Đem bóp với nước muối cho bớt nhớt rồi nấu với đậu xanh và bột sắn dây. 

  • Khi đậu đã chín, cho thêm chút đường phèn để vừa đủ ngọt để ăn vài lần trong ngày. 

  • Sử dụng từ 3-4 lần một tuần.

meo-chua-trao-nguoc-da-day-tiep-thi-gia-dinh-5
Nha đam có khả năng giúp điều trị chứng trào ngược axit, chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn và kháng vi-rút. Ảnh: sưu tầm

Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng bài thuốc cam thảo

Trong Đông y, cam thảo là một vị thuốc rất phổ biến để dùng trị các bệnh về đường tiêu hóa như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày,… Vì các hoạt chất có trong cam thảo giúp giảm nồng độ axit dịch vị, từ đó hạn chế tối đa được tổn thương ảnh hưởng đến dạ dày.

Cách thực hiện

Cách 1

  • Rửa sạch cam thảo.

  • Đun cam thảo để lấy nước hoặc dùng pha trà. Sau đó, bạn có thể dùng uống mỗi ngày sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút. Sử dụng nước cam thảo trong khoảng 1 – 2 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách 2

  • Sử dụng bột cam thảo mua sẵn hoặc tự tán mịn từ cam thảo phơi khô.

  • Mỗi lần uống sử dụng 4 – 5g bột và pha với 100ml nước ấm và dùng liên tục trong vòng 2 tuần.

meo-chua-trao-nguoc-da-day-tiep-thi-gia-dinh-6
Cam thảo là một vị thuốc rất phổ biến để dùng trị các bệnh về đường tiêu hóa. Ảnh: sưu tầm

Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng lá tía tô

Lá tía tô có thể chữa trào ngược dạ dày nhờ hàm lượng glycosid và tanin cao. Đây là những dưỡng chất giúp hạn chế tiết axit và tạo ra một lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hơn nữa, lá tía tô còn giúp chữa lành các vết viêm loét. Vì vậy, lá tía tô được sử dụng để trị bệnh rất tốt.

Cách thực hiện

Cách 1

  • Rửa sạch 300g lá tía tô bằng nước muối rồi giã nát và lọc lấy nước cốt.

  • Để giảm mùi tanh nồng của lá, bạn có thể cho ít muối hạt vào nước ép tía tô và uống liền. Uống 2 lần mỗi ngày ít nhất trong khoảng 15 ngày.

Cách 2

  • Rửa sạch 100g lá tía tô tươi, sau đó đun nước uống và uống ngay. 

  • Thay vì uống trà, mỗi ngày bạn có thể uống khoảng 1 lít nước lá tía tô và duy trì sử dụng trong khoảng 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

meo-chua-trao-nguoc-da-day-tiep-thi-gia-dinh-7
Lá tía tô có thể chữa trào ngược dạ dày nhờ hàm lượng glycosid và tanin cao. Ảnh: sưu tầm

Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng hạt thì là

Hạt thì là chứa rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là hoạt chất anethole. Hạt thì là có tính ấm giúp kích thích hệ tiêu hóa. Ngoài ra, thì là còn giúp chống co thắt cải thiện trào ngược dạ dày.

Không chỉ có anethole, hoạt chất trong hạt thì là rất đa dạng đó là: Vitamin, sắt, kali hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.

Cách thực hiện

Bạn có thể sử dụng trực tiếp bằng cách nhai thật kỹ khoảng 2 thìa cà phê hạt thì là trước khi ăn trưa và ăn tối. Nếu không thể ăn nguyên hạt, bạn hãy xay nhuyễn với khoảng 500ml nước và đun sôi khoảng 5 phút. Sau đó chắt lấy nước và sử dụng nước thì là 3 lần/ ngày.

meo-chua-trao-nguoc-da-day-tiep-thi-gia-dinh-8
Hạt thì là có tính ấm giúp kích thích hệ tiêu hóa, chống co thắt cải thiện trào ngược dạ dày. Ảnh: sưu tầm

Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng trà hoa cúc la mã 

Các hoạt chất trong hoa cúc la mã có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và làm dịu, điều tiết dịch vị hiệu quả. Uống trà hoa cúc trước khi ngủ không chỉ làm dịu các triệu chứng của bệnh mà còn giúp tinh thần thư thái, tĩnh tâm, ngủ ngon và sâu hơn. 

Cách thực hiện

  • Bạn có thể dùng trà hoa cúc dạng túi lọc hoặc có thể dùng hoa tươi. 

  • Ngâm lá hoa cúc trong nước sôi khoảng 10 phút để các hoạt chất của loại thảo dược này được hoà tan trong nước.

  • Lọc lấy phần nước khi còn ấm để phát huy công dụng tốt nhất. 

  • Thêm mật ong hoặc chanh để tăng hương vị của trà.

meo-chua-trao-nguoc-da-day-tiep-thi-gia-dinh-9
Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng trà hoa cúc la mã. Ảnh: sưu tầm

Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng nghệ

Nghệ có thể dùng để trị trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả vì thành phần trong củ nghệ có chứa rất nhiều các dưỡng chất bao gồm: turmerone, curcummin, tlantone, zinggiberene, demethoxycurcumin,…

Các dưỡng chất trên có công dụng làm trung hòa axit trong dạ dày, kháng viêm và giảm sưng đau rất tốt. Ngoài ra, nghệ còn giúp giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, và ợ hơi, ợ chua.

Cách thực hiện

  • Cách 1: Trộn đều bột nghệ trộn với mật ong nguyên chất. Sau đó, bạn vo hỗn hợp thành những viên nhỏ và uống. Mỗi ngày uống 3 viên.

  • Cách 2: Bạn có thể làm nước mật ong nghệ ấm bằng cách lấy 3 muỗng bột nghệ hoà với 100ml nước ấm và một thìa mật ong nguyên chất. Uống nước này mỗi ngày 3 lần trước bữa chính là để đem lại hiệu quả tốt nhất.

meo-chua-trao-nguoc-da-day-tiep-thi-gia-dinh-10
Nghệ có thể dùng để trị trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả vì thành phần trong củ nghệ có chứa rất nhiều các dưỡng chất. Ảnh: sưu tầm

Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng lá bạc hà

Lá bạc hà cũng là nguyên liệu tốt giúp chữa trào ngược dạ dày. Ngoài ra, lá bạc hà giúp kích thích tiêu hóa, giảm tình trạng đau, co thắt dạ dày và giảm axit trong dạ dày.

Cách thực hiện

  • Bạn cần chuẩn bị 2 - 3 lá bạc hà tươi. 

  • Rửa sạch lá bằng nước muối loãng. 

  • Bạn nhai trực tiếp lá bạc hà mỗi khi cảm thấy, khó tiêu hoặc ợ hơi nhiều hay đau bụng. 

  • Mỗi ngày nhai 3 lần và nhai thường xuyên cho đến khi tình hình bệnh cải thiện.

meo-chua-trao-nguoc-da-day-tiep-thi-gia-dinh-11
Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng lá bạc hà. Ảnh: sưu tầm

Cách phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày

  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý: Béo phì sẽ làm tăng áp lực lên bụng, đẩy dạ dày cao lên vị trí cao hơn so với thực quản, khiến axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản.

  • Không hút thuốc lá: Các chất có trong thuốc lá làm giảm chức năng hoạt động của cơ thắt thực quản, gây ra trào ngược dạ dày. Vì vậy, bỏ thuốc lá là một biện pháp phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả.

  • Nâng cao đầu giường khi nằm ngủ: Nếu người mắc trào ngược dạ dày thường xuyên có triệu chứng ợ nóng trong khi nằm ngủ thì hãy kê 2 chân đầu giường lên cao hơn 15 - 23 cm. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một số gối để nâng cao cơ thể khi nằm.

  • Không nên nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi mới ăn xong.

  • Ăn chậm, nhai kỹ: Khi ăn, nên nhai thật kỹ thức ăn trước khi nuốt vào dạ dày để tránh gây nghẹn và làm tăng áp lực dạ dày.

  • Tránh tiêu thụ các đồ uống và thực phẩm gây ra trào ngược như đồ ăn nhiều dầu mỡ, caffeine, bạc hà, tỏi, hành tây,...

  • Không mặc quần áo bó sát để tránh tạo áp lực lên bụng, gây trào ngược axit dịch vị.

  • Nên tiêu thụ các thực phẩm có tính kiềm như tinh bột để trung hòa axit trong dạ dày.

meo-chua-trao-nguoc-da-day-tiep-thi-gia-dinh-12
Khi ăn, nên nhai thật kỹ thức ăn trước khi nuốt vào dạ dày để tránh gây nghẹn và làm tăng áp lực dạ dày. Ảnh: sưu tầm

Trên đây là các mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà mọi người có thể thực hiện với những nguyên liệu sẵn có trong bếp. Mong rằng các mẹo nhỏ trong bài viết mà Tiếp thị và Gia đình tổng hợp có thể giúp mọi người điều trị hiệu quả bệnh trào ngược và có thể cải thiện được sức khỏe.  

Cùng chuyên mục