Bật điều hòa chớ chọn chế độ này kẻo vừa nhanh hỏng máy lại tốn cả triệu tiền điện mỗi tháng
Nhiều gia đình sử dụng điều hòa thường bật 2 chế độ này nhưng lại không biết rằng chính nó là tác hại gây tốn nhiều điện năng cũng như làm thiết bị hư hỏng nhanh hơn.
Việc sử dụng điều hòa để làm mát là ưu tiên của mọi gia đình, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng liên tục. Đây là thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng nên ai cũng muốn sử dụng sao cho vừa hiệu quả lại không làm lãng phí điện năng, tiết kiệm tiền điện mỗi tháng.
Dưới đây là 2 chế độ được nhiều người sử dụng tưởng tiết kiệm nhưng lại vừa gây hỏng điều hòa lại vừa gây tốn điện, theo Thời báo Văn học Nghệ thuật.
Không nên dùng chế độ nào trên điều hòa?
Chế độ Powerful
Bên cạnh chế độ làm mát (chế độ Cool) thông thường, các điều hòa được trang bị thêm một chế độ đặc biệt là Powerful với tác dụng là làm mát siêu nhanh. Với tâm lý muốn mát nhanh chóng khi vừa vào phòng, nhiều người sẽ chọn ngay chế độ làm mát nhanh này. Tuy nhiên, đây là một trong những chế độ tiêu thụ nhiều điện năng nhất. Khi chọn chế độ Powerful, máy lạnh sẽ vận hành ở công suất tối đa.
Nếu bạn sử dụng chế độ này thường xuyên, tức là điều hòa phải hoạt động quá công suất trong một thời gian dài dẫn đến nhanh hỏng. Hơn nữa, so với các chế độ khác, chế độ này tốn điện hơn rất nhiều. Vì vậy, bạn nên để điều hòa ở chế độ làm mát thông thường rồi dùng thêm quạt trần, quạt cây để phòng mát nhanh hơn chứ đừng lạm dụng chế độ này nhiều nhé.
Chế độ Fan Only
Chế độ Fan Only là chế độ chỉ sử dụng quạt trên dàn lạnh, không sử dụng đến máy nén. Khi đó, điều hòa sẽ không thổi ra hơi lạnh mà chỉ thổi ra gió ở dàn lạnh. Gió này tương đối yếu, thậm chí còn yếu hơn gió của một chiếc quạt cây chạy ở mức thấp nhất. Nhưng lượng điện tiêu thụ vẫn gần như tương đương với việc sử dụng điều hòa như bình thường.
Vì vậy, thay vì sử dụng chế độ Fan Only, bạn có thể bật quạt để tiết kiệm điện.
Sử dụng điều hòa như thế nào để tiết kiệm điện?
Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp
Theo các chuyên gia, để tiết kiệm điện cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên duy trì nhiệt độ phòng trong khoảng 25-28 độ C, hoặc cũng có thể điều chỉnh nhiệt độ trong phòng chênh lệch khoảng 5 - 7 độ C so với ngoài trời.
Không bật, tắt điều hòa liên tục
Nhiều người cho rằng bật điều hòa đến khi phòng mát rồi tắt và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng lại bật điều hòa sẽ tiết kiệm điện. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bạn không nên bật và tắt điều hòa liên tục. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng điều hòa mà còn làm tiền điện tăng cao. Chính quá trình khởi động khiến điều hòa tiêu tốn nhiều điện năng để hoạt động.
Chuyên gia khuyên rằng nên tắt điều hòa trước khi ra khỏi nhà ít nhất 30 phút. Sau khi tắt, hãy ngắt áp-tô-mát để tránh tiêu hao điện năng không cần thiết.
Không dùng điều hòa cả ngày
Các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn không nên bật điều hòa 24/24 dù trời có nắng nóng vì nó không hề tốt cho sức khỏe. Lý do vì khi ở trong môi trường điều hòa lâu cơ thể bạn sẽ dễ mất nước, gây khô da, khô tuyến hô hấp… Ngoài ra, việc bật điều hòa cả ngày sẽ khiến hóa đơn tiền điện tăng lên đáng kể, giảm tuổi thọ của sản phẩm.
Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình là khi thời tiết không quá nóng nên dùng quạt thay cho điều hòa để không những tiết kiệm điện mà còn giúp phòng lưu thông được không khí.
- Mùa đông nên dùng điều hòa nóng hay máy sưởi để tiết kiệm điện?
- Dùng điều hòa để hút ẩm được không?
- Mùa đông nên bật điều hòa bao nhiêu độ là tốt cho sức khỏe và tiết kiệm điện?