Thứ bảy, 14/10/2023, 05:54 (GMT+7)

7 mẹo tiết kiệm cực hay giúp tài khoản chỉ đầy thêm chứ không có chuyện vơi đi

Nếu bạn đang muốn tiết kiệm tiền nhưng chưa có cách làm thế nào để tiết kiệm hiệu quả, hãy áp dụng ngay 7 mẹo dưới đây để tài khoản chỉ đầy thêm chứ không bao giờ vơi đi.

Thay đổi tư duy của bạn

Điều đầu tiên để có thể tìm ra cách tiết kiệm tiền hiệu quả đó chính là thay đổi ngay từ trong suy nghĩ, thay đổi tư duy để thay đổi mọi thứ.

Mỗi khi bạn cảm thấy muốn rút tiền từ khoản tiết kiệm, thay vào đó, hãy ép bản thân đi kiếm thêm số tiền bạn cần. Thay vì “cắt giảm chi tiêu”, hãy nghĩ về nó như “thúc đẩy các mục tiêu tài chính” của mình. Và thay cho câu “Tôi cần tiêu ít tiền hơn”, hãy nói “Tháng này tôi sẽ tiết kiệm được nhiều tiền hơn”.

Ngừng theo phong cách phòng thủ và thay đổi tư duy của bạn. Hãy là người chủ động và cho những đồng tiền của bạn biết ai mới là người làm chủ.

Cach-tiet-kiem-tien-10

Thực hiện cắt giảm ngân sách

Bước đầu tiên để tiến đến với tự do tài chính đó chính là quan tâm đến ngân sách. Nếu bạn liên tục thấy mình cạn kiệt tiền và muốn lao vào tiết kiệm, đó có thể là một triệu chứng của việc ngân sách cần có sự thay đổi.

Để tài khoản tiết kiệm của bạn chỉ đầy lên chứ không vơi đi, đầu tiên hãy thực hiện kiểm tra ngân sách một cách nhanh chóng thông qua 2 bước:

- Đánh giá chi phí của bạn:

Nếu bạn liên tục rút tiền tiết kiệm, một trong hai điều đang xảy ra: Hoặc là bạn đang tiêu quá nhiều tiền, hoặc bạn không lập ngân sách đủ cho các khoản chi tiêu ngay từ đầu.

Vì vậy, hãy vạch ra từng khoản chi tiêu của bạn trong tháng vừa qua và thành thật xem những khoản nào là cần thiết và những khoản nào chỉ là phù phiếm. Nếu không có nhiều khoản chi tiêu phù phiếm, bạn có thể chỉ cần điều chỉnh ngân sách của mình. Nếu câu trả lời là có, bạn cần giải quyết thói quen chi tiêu của mình.

- Sửa chữa:

Ngay cả những “rò rỉ” nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến thảm họa. Đã đến lúc sửa chữa những vấn đề bạn phát hiện. Đó có thể là bất kỳ khoản chi hàng tháng nào đủ nhỏ để bạn vẫn tặc lưỡi bỏ qua nhưng cuối cùng lại khiến bản thân chi tiêu vượt quá ngân sách. Thường thì các khoản “rò rỉ” ngân sách phổ biến nằm ở chi cho thực phẩm, đăng ký các dịch vụ hoặc mua sắm bán lẻ.

Pexels-Karolina-Grab

Ngừng tiết kiệm quá mức

Có thể bạn đang tiết kiệm quá mức là khi bạn không gặp vấn đề về chi tiêu nhưng vẫn liên tục lao vào để tiết kiệm tiền.

Tập trung quá mức vào các mục tiêu tài chính đến mức từ bỏ thực tế về thu nhập. Nói một cách đơn giản, tiết kiệm vượt quá khả năng của bạn không đem lại tác dụng. Nếu bạn kiếm được 5.000 đô la mỗi tháng và chi phí sinh hoạt của bạn là 3.000 đô la thì bạn không thể gửi 2.500 đô la vào khoản tiết kiệm mỗi tháng. Toán học là toán học, không thể có điều kỳ diệu. Hãy xem xét kỹ hơn và đảm bảo rằng bạn không cố gắng tiết kiệm quá mức.

Phân loại các khoản tiết kiệm một cách hợp lý và khoa học

Có rất nhiều lý do khác nhau để tiết kiệm tiền, thế nhưng, chúng ta thường chỉ có một tài khoản tiết kiệm. Việc này có thể sẽ trở thành vấn đề khi bạn chi tiêu vượt quá ngân sách hàng tháng và dễ ‘động chạm’ vào khoản tiết kiệm duy nhất đó.

Giống như những khoản chi tiêu khác trong ngân sách, mỗi đồng bạn bỏ ra để tiết kiệm đều cần có mục đích cụ thể.

Bạn đang tiết kiệm cho việc mua xe? Bạn đang tiết kiệm cho chuyến du lịch tới? Bạn đang tiết kiệm cho món quà tặng cha mẹ? Hãy tách các khoản tiết kiệm của bạn thành các tài khoản khác nhau nhằm phục vụ các mục đích xác định.

Đánh giá lại mục tiêu tài chính

Mục đích tiết kiệm của bạn là gì? Tại sao? Nếu mục tiêu tài chính của bạn không khiến bản thân đủ cảm hứng để nỗ lực thì bạn có nhiều khả năng sẽ “xé” dần khoản tiết kiệm của mình. Nói cách khác, bạn cần một lý do thuyết phục hơn để để tiền tiết kiệm thay vì tiêu tiền tiết kiệm.

Vì vậy, nếu bạn không có bất kỳ mục tiêu tài chính nào, hãy đặt ra. Nếu không, tài khoản tiết kiệm của bạn sẽ gặp nguy hiểm và tương lai tài chính của bạn cũng gặp rủi ro.

gui-tiet-kiem-ngan-hang-e1577260980858

Thực hiện một số trách nhiệm giải trình

Nếu bạn đã từng có một người bạn cùng tập thể dục, bạn sẽ hiểu được sức mạnh của trách nhiệm giải trình. Cho dù họ đã giúp bạn rời khỏi giường và đến phòng tập thể dục mỗi sáng hay khuyến khích bạn vượt qua vài hiệp tập thêm, chỉ một chút trách nhiệm thôi cũng có thể tạo ra rất nhiều ảnh hưởng.

Tuy nhiên, khi nói đến tài chính cá nhân, chúng ta có xu hướng giữ mọi thứ rất riêng tư. Và do đó, chúng ta thấy mình không có bất kỳ trách nhiệm phải giải trình trước ai. Muốn tiết kiệm tiền và không tiêu xài hoang phí, hãy tìm cho mình một đối tác chịu trách nhiệm tài chính.

Điều này không có nghĩa là bạn nên thông báo tình hình tài chính của mình với cả thế giới thông qua các bài đăng trên mạng xã hội. Hãy tìm một người bạn hoặc thành viên trong gia đình đáng tin cậy để trở thành đối tác hỗ trợ tài chính của mình. Khi cùng có trách nhiệm giải trình với nhau, hai bạn sẽ khuyến khích lẫn nhau và thúc đẩy tài chính của mình.

Xem xét hậu quả

Tất cả mọi quyết định tài chính của bạn đều có tác động về lâu dài và việc rút tiền từ tiết kiệm hoặc đầu tư cũng không ngoại lệ. Ngay cả một quyết định tưởng chừng nhỏ, không quan trọng bây giờ cũng có thể mang lại hậu quả lâu dài.

Với sự kỳ diệu của lãi suất kép, thời gian sẽ khiến các khoản tiết kiệm của bạn lớn lên một cách nhanh chóng. Và vấn đề ở chỗ, vài chục năm sau, bạn sẽ không thể nhớ vì sao mình lại nhiều lần rút các khoản nhỏ từ tài khoản tiết kiệm như vậy.

Từ khóa:
Cùng chuyên mục