Tiếp Thị Gia Đình

Thứ sáu, 13/10/2023, 15:52 (GMT+7)

6 khoản chi phổ biến nhưng lại thừa thãi cần được cắt giảm để tiết kiệm chi phí tối đa

Trong rất nhiều những khoản chi mỗi ngày, có 7 khoản chi vô cùng phổ biến nhưng thực tế lại là những khoản chi thừa thãi cần được cắt giảm.

Tuy đây là những khoản chi không lớn, nhưng khi tích lũy lâu dài sẽ thành một khoản tiền không nhỏ. Là những khoản chi rất phổ biến, nên cần cắt giảm để có thể tiết kiệm chi phí tối đa.

Vậy 7 khoản chi đó gồm những khoản nào?

1. Chi phí mua đồ giảm giá

Chúng ta thường sẽ có cảm giác thỏa mãn khi săn được đồ giảm giá. Tuy nhiên vì là đồ giảm giá nên có rất nhiều món đồ khi mua rồi bạn sẽ cảm thấy không hề cần thiết, điều này nhanh chóng khiến bạn cảm thấy hối hận.

1
Ảnh: Tạp chí tài chính

Khi mua một món đồ mà bạn cảm thấy nó không cần thiết, đồng nghĩa phần chi phí đó là chi phí không quan trọng và có phần lãng phí. Vậy nên khi bạn muốn mua một thứ gì đó đang giảm giá, hãy đợi 24 giờ trước khi mua hàng để hạn chế tình trạng này, như vậy có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí tối đa.

2. Phí các loại dịch vụ ngân hàng

Có rất nhiều những loại phí ngân hàng phải trả nhưng hầu hết mọi người đều không chú ý như: Phí rút tiền từ ATM, phí thông báo biến động số dư qua điện thoại hàng tháng... đều là các khoản chi nhỏ. Tuy nhiên, về lâu dài, những khoản phí này có thể tiêu tốn của bạn không ít tiền bạc.

2
Ảnh: VTV

Một trong những cách giải quyết đơn giản cho vấn đề này đó là bạn hãy cân nhắc về việc chuyển đổi ngân hàng mới có mức phì duy trì hàng tháng thấp hơn, thậm chí là không có để tiết kiệm ngân sách.

3. Các gói dịch vụ

Một nghiên cứu của Chase vào năm ngoái cho thấy, hơn 70% người tiêu dùng đã lãng phí hơn 50 đô la mỗi tháng cho các khoản thanh toán định kỳ cho những thứ họ không cần hoặc không muốn.

3
Ảnh: Thư viện pháp luật

Julie Ramhold, một nhà phân tích người tiêu dùng của DealNews, cho biết "thủ phạm" gây ra điều này là mọi người thường đăng ký dùng thử miễn phí và sau đó quên hủy bỏ gia hạn gói dùng thử khi thời gian dùng thử hết hạn.

"Những thứ này được đưa vào autopay, và sau đó mọi người thậm chí không nhận ra rằng họ đang trả tiền cho một thứ mà họ thậm chí không sử dụng", Ramhold cho biết thêm.

Theo đó, bạn cần chú ý tới lịch sử giao dịch ngân hàng, hãy xem xét cẩn thận bảng sao kê của bạn mỗi tháng và hủy bất kỳ khoản phí nào cho các mặt hàng hoặc dịch vụ bạn không sử dụng.

4. Tiền bảo hiểm

Chuyên gia tiết kiệm tiêu dùng Andrea Woroch cho biết: "Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy một chính sách cung cấp dịch vụ bảo hiểm tương tự hoặc tốt hơn với mức phí thấp hơn".

4
Ảnh: Thư viện Pháp luật

Do đó, hãy tìm hiểu thật kỹ thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau để nhận được mức giá cũng như các ưu đãi lớn nhất về bảo hiểm. Khi đã hài lòng, bạn hoàn toàn có thể thương lượng với nhân viên bán bảo hiểm để nhận được mức giá tốt hơn với chất lượng tương tự.

5. Bỏ thừa thức ăn

Thừa ăn thừa chính là hậu quả của việc thường xuyên ăn uống mà không có kế hoạch rõ ràng. Đó cũng chính là lý do gây lãng phí tiền bạc của bạn.

5
Ảnh: CafeBiz

Thế nên, trước khi đi chợ hay siêu thị, bạn nên cố gắng kiểm tra kỹ càng số đồ ăn còn thừa ở nhà. Ngoài ra, bạn hãy tìm cách sử dụng chúng trước khi hết hạn và lên danh sách những món ăn còn thiếu. Trong trường hợp có những đồ ăn thừa mà vẫn có thể sử dụng được, hãy nghĩ cách sáng tạo để thay đổi. Bằng cách này bạn sẽ tiết kiệm chi phí tối đa đó.

6. Lãi suất các loại thẻ tín dụng

Mặc dù thẻ tín dụng có thể là một công cụ hữu ích, nhưng chúng lại trở thành một gánh nặng có thể kéo tài chính của bạn xuống 1 cách trầm trọng.

6
Ảnh: Lao động

Để hạn chế tình trạng này, nếu bạn còn nợ thẻ tín dụng, hãy tập trung trả nợ sớm nhất có thể. Ngoài ra, bạn hãy chuyển sang dùng tiền mặt hoặc thẻ thanh toán thông thường, tránh trường hợp quên thanh toán đúng hạn sẽ phát sinh khoản lãi khổng lồ.

Cùng chuyên mục