5 loại thực phẩm quen thuộc, âm thầm 'nuôi dưỡng' ung thư dạ dày
Dưới đây là 5 loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày có thể âm thầm làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày nếu sử dụng kéo dài mà không kiểm soát.
4 thói quen ăn sáng âm thầm phá hủy dạ dày nhiều người đang mắc phải, bỏ ngay kẻo muộn
Thực phẩm vàng nên bổ sung vào bữa sáng hàng ngày vừa tốt cho dạ dày lại hạ cholesterol hiệu quả
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở hệ tiêu hóa, với tỷ lệ mắc và tử vong cao tại nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.
Dù nguyên nhân chính xác chưa được xác định tuyệt đối, nhưng các chuyên gia đã khẳng định rằng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt có thể ảnh hưởng rất lớn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày bao gồm: Ăn ít chất xơ, lười vận động; Hút thuốc kể cả hút thụ động.
Ngoài ra, loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày như đồ muối, đồ ủ chua, đồ hun khói, đồ ăn nhanh làm tăng nguy cơ xuất hiện những tổn thương ung thư đường tiêu hóa nêu sử dụng quá nhiều mỗi ngày không trong tầm kiểm soát.
Một số loại thực phẩm “nuôi dưỡng” ung thư dạ dày
Thực phẩm muối chua và đồ ăn mặn ướp nhiều muối
Các loại dưa muối, cà muối, kim chi, cá khô mặn, các món ăn ướp đậm… chứa hàm lượng natri cao, có thể làm tổn thương lớp màng bảo vệ tự nhiên của dạ dày, gây viêm, loét kéo dài và tạo điều kiện cho các tế bào ác tính phát triển.
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Ung thư dạ dày cho biết, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu từ hơn 470.000 cá nhân để xem tần suất thêm muối vào thực phẩm có liên quan như thế nào đến các trường hợp ung thư dạ dày.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện những người tham gia luôn có thói quen thêm muối vào thức ăn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn 41% so với những người tham không bao giờ hoặc hiếm khi thêm muối vào thức ăn tại bàn ăn.
Thịt nướng và chiên rán
Viện nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (NCI) cảnh báo, việc nấu thịt ở nhiệt độ cao như nướng hoặc chiên rán kỹ có thể tạo ra các hợp chất nguy hiểm như PAHs (hydrocarbon thơm đa vòng) và HCAs (amin dị vòng). Các chất này đã được chứng minh gây tổn thương DNA và tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt tại các cơ quan tiêu hóa.
Nguy cơ hình thành cao hơn xuất phát từ các loại thực phẩm như thịt đỏ và thịt chế biến xay và xúc xích. Khói hoặc cháy xem cũng góp phần hình thành PAH.
Thực phẩm chế biến sẵn và thịt đỏ chế biến sẵn
Một số loại thực phẩm như xúc xích, dăm bông, thịt xông khói, thịt nguội… chứa nhiều nitrat, nitrit (chất bảo quản). Nitrat/nitrit có thể chuyển hóa thành nitrosamine trong dạ dày gây tổn thương tế bào niêm mạc dạ dạ dày và thúc đẩy quá trình hình thành khối u.
Thực phẩm chứa nhiều đường và nước ngọt có gas
Việc tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh ngọt, nước ngọt có gas, trà sữa… là nguyên nhân gây tăng cân, béo phì và tình trạng kháng insulin. Mà những vấn đề sức khỏe này có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư tâm vị rất cao.
Rượu bia
Lạm dụng quá nhiều rượu bia có thể gây kihs ứng và tổn thương niêm mạc dạ dày làm tăng nguy cơ viêm loét. Tổn thương nay có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp tính hoặc mạn tính gây biến đổi tế bào và tăng nguy cơ ung thư nếu sử dụng thường xuyên. Mức độ tiêu thụ càng lớn và kéo dài thì nguy cơ mắc ung thư càng lớn.
Lời khuyên từ chuyên gia về chế độ ăn uống lành mạnh - giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, không có cách nào chắc chắn để đảm việc ngăn ngừa ung thư dạ dày nhưng việc chúng ta có thể kiểm soát được trước khi bệnh trở nên phức tạp đó là cân bằng được chế độ ăn uống khoa học và vận động tích cực, những điều này một phần nào giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và vấn đề về sức khỏe khác.
Cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày nhiều loại trái cây và rau quả tươi có lợi từ đó có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Trái cây họ cam quýt (như cam, chanh và bưởi) có thể hữu ích nhưng cần lưu ý bưởi và nước ép bưởi có thể làm thay đổi nồng độ thuốc trong máu, nên ăn vừa đủ không quá nhiều thì vẫn sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo, mọi người nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại trái cây, rau củ nhiều màu sắc và ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm từ thịt đỏ và thịt chế biến, đồ uống có đường và thực phẩm chế biến sẵn. Việc sử dụng quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn, do đó nên tránh hoặc hạn chế uống rượu để giảm nguy cơ một cách tốt nhất.
Để có một sức khỏe tốt, nên lựa chọn các loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, không gây hại tới sức khỏe, đặc biệt cần lưu tâm bệnh ung thư dạ dày thực sự rất nguy hiểm. Việc thay đổi lối sống và chế độ ăn lành mạnh không chỉ giúp ngăn ngừa ung thư mà còn cải thiện toàn diện sức khỏe tiêu hóa.