Gan gánh không nổi nếu bạn duy trì 4 thói quen buổi sáng này mỗi ngày
Nhiều người vô tình khiến gan phải “gồng mình làm việc” và gặp tổn thương lớn bởi những thói quen tưởng chừng vô hại này vào mỗi sáng.
4 loại rau mùa hè người bị thận chớ ăn tùy tiện, khiến bệnh tình âm thầm nặng thêm
4 thói quen ăn sáng âm thầm phá hủy dạ dày nhiều người đang mắc phải, bỏ ngay kẻo muộn
Uống rượu theo cách này khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh gan cao hơn
Gan là cơ quan “câm lặng” nhưng giữ vai trò sống còn trong cơ thể như lọc độc tố, chuyển hóa chất dinh dưỡng, sản xuất các enzyme cần thiết. Tuy nhiên, mỗi ngày, nhiều người lại vô tình khiến gan phải "mệt mỏi" ngay từ sáng sớm.
Nếu bạn đang duy trì những thói quen dưới đây, đã đến lúc cần thay đổi để bảo vệ lá gan của mình.
Bỏ bữa sáng
Vì bận rộn, nhiều người chọn cách “nhịn ăn sáng cho tiện” hoặc giảm cân. Nhưng trên thực tế, việc bỏ qua bữa ăn quan trọng nhất trong ngày lại khiến gan phải làm việc cật lực.
Sau một đêm dài không nạp năng lượng, cơ thể rơi vào trạng thái đói kéo dài, buộc gan phải huy động glycogen – nguồn năng lượng dự trữ để duy trì lượng đường huyết. Lâu dần, gan phải liên tục làm việc mà không có “nguyên liệu” nạp vào, từ đó dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa và tổn thương gan.
Chưa dừng lại ở đó, khi nhịn sáng, cơ thể dễ ăn bù vào các bữa sau bằng thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường hoặc tinh bột nhanh. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây gan nhiễm mỡ không do rượu.
Giải pháp: Dù bận đến mấy, hãy ăn sáng với những món nhẹ nhàng nhưng giàu dinh dưỡng như yến mạch, trứng luộc, bánh mì nguyên cám hoặc trái cây tươi.

Uống nhiều cà phê hoặc đồ ngọt
Một ly cà phê buổi sáng giúp tỉnh táo là điều bình thường. Tuy nhiên khi uống quá nhiều cà phê, đặc biệt là cà phê sữa, cà phê kem hay trà sữa… bạn đang âm thầm “tra tấn” gan.
Lượng caffeine cao cùng đường tinh luyện buộc gan phải tăng cường lọc thải và chuyển hóa. Càng nhiều đường, gan càng dễ tích tụ mỡ, dẫn đến gan nhiễm mỡ, viêm gan và rối loạn chức năng gan.
Thói quen “uống ngọt cho tỉnh” không chỉ ảnh hưởng đến đường huyết mà còn khiến gan hoạt động quá mức mỗi sáng. Trong khi đây là thời điểm mà gan đáng lẽ cần được “nâng niu” sau một đêm làm việc không ngơi nghỉ.
Giải pháp: Thay vì cà phê sữa hay nước ngọt, hãy chọn nước lọc ấm, nước chanh loãng không đường hoặc trà xanh nhẹ. Chúng vừa giúp thanh lọc, vừa hỗ trợ gan hoạt động hiệu quả hơn.
Không vận động buổi sáng
Không ít người có thói quen nằm lỳ trên giường, lướt điện thoại hoặc dậy sát giờ đi làm mà bỏ qua vận động buổi sáng. Việc này tưởng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trao đổi chất và đào thải độc tố của gan.
Sau một đêm nghỉ ngơi, máu lưu thông chậm. Nếu không có sự kích hoạt từ vận động, gan sẽ làm việc trong trạng thái “ì ạch”, kém hiệu quả.
Giải pháp: Chỉ cần 10–15 phút đi bộ, tập vài động tác giãn cơ, yoga nhẹ hoặc vươn vai cũng đủ giúp máu huyết lưu thông, gan được “đánh thức” đúng cách và hoạt động trơn tru hơn trong cả ngày.
Hút thuốc, uống rượu vào buổi sáng
Một số người có thói quen hút thuốc lá hoặc thậm chí uống rượu ngay khi mới thức dậy để “giảm stress” hay “lấy lại tinh thần”. Nhưng đây là một trong những hành động hại gan nhanh nhất.
Sau một đêm làm việc không ngơi nghỉ để lọc độc, gan cần được phục hồi. Việc đưa thêm độc chất như nicotine, ethanol vào lúc này chẳng khác gì bắt gan “tăng ca” trong tình trạng kiệt sức. Lâu dần, gan dễ bị viêm, nhiễm mỡ, xơ hóa và thậm chí xuất hiện tế bào ung thư.
Đặc biệt, uống rượu lúc bụng đói khiến cồn hấp thụ vào máu nhanh hơn, khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng chỉ trong thời gian ngắn.
Giải pháp: Thay vì “tỉnh táo nhờ thuốc lá hay rượu”, hãy khởi đầu ngày mới bằng một ly nước ấm, kết hợp với hít thở sâu và vận động nhẹ để gan và toàn cơ thể được làm mới lành mạnh.
Gan không “lên tiếng” khi mệt mỏi, nhưng một khi tổn thương, hậu quả sẽ rất khó lường. Chỉ với vài điều chỉnh nhỏ trong buổi sáng: ăn sáng đầy đủ, hạn chế đồ uống ngọt, vận động nhẹ nhàng và tránh xa thuốc lá, rượu bia... Bạn đã giúp lá gan của mình được nghỉ ngơi và hoạt động hiệu quả hơn mỗi ngày.