7 thói quen uống cà phê dễ gây hại gan thận: Chỉ cần mắc 1 cũng nên thay đổi sớm
Cà phê là thức uống quen thuộc với nhiều người, giúp tỉnh táo và cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, cà phê có thể gây tổn hại đến gan, thận và nhiều cơ quan khác.
Đừng bỏ qua 5 dấu hiệu này vào sáng sớm, thận có thể đang 'kêu cứu' mà bạn không biết
Dinh dưỡng cho người muốn 'bảo vệ thận từ sớm': Ăn gì mỗi ngày để thận không bị quá tải?
5 mùi cơ thể 'tố cáo' tình trạng sức khỏe: Cẩn thận suy thận nặng nếu bạn có mùi hôi bất thường
Dưới đây là những sai lầm phổ biến khi uống cà phê mà bạn cần tránh để bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Uống cà phê ngay sau khi ngủ dậy
Thức dậy và lập tức tìm đến cà phê là thói quen của không ít người. Thực tế, đây lại là thời điểm cơ thể đang tiết ra nhiều cortisol – hormone tự nhiên giúp bạn tỉnh táo. Việc nạp thêm caffeine lúc này khiến cơ thể dễ lệ thuộc và có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học.

Tốt hơn hết, hãy đợi từ 1 đến 2 tiếng sau khi thức giấc rồi hãy uống cà phê để phát huy tối đa tác dụng.
Uống quá nhiều trong một ngày
Caffeine chỉ nên được tiêu thụ với liều lượng vừa phải. Theo khuyến cáo, người trưởng thành khỏe mạnh không nên uống quá 400mg caffeine mỗi ngày, tương đương khoảng 3-4 ly cà phê. Uống quá mức có thể gây ra mất ngủ, hồi hộp, đau dạ dày hoặc lo lắng.
Đừng quên rằng trà, nước tăng lực cũng chứa caffeine và dễ làm bạn vượt ngưỡng an toàn.
Dùng cà phê vào chiều muộn hoặc tối

Caffeine có thể duy trì tác động trong cơ thể tới 6–8 tiếng, thậm chí lâu hơn với người nhạy cảm. Uống cà phê vào buổi tối có thể làm rối loạn giấc ngủ, khiến bạn khó ngủ hoặc ngủ chập chờn. Nếu muốn ngủ ngon, tốt nhất không nên uống cà phê sau 2 giờ chiều.
Lạm dụng đường, kem, sữa đặc khi pha cà phê
Thêm đường, sữa đặc, siro hay kem vào ly cà phê có thể làm tăng hương vị, nhưng cũng đồng thời gia tăng lượng đường và chất béo bão hòa – yếu tố góp phần gây béo phì, tiểu đường và các vấn đề về tim mạch.
Để lành mạnh hơn, bạn có thể chọn cà phê đen nguyên chất hoặc sử dụng chất tạo ngọt tự nhiên như mật ong (dùng với lượng vừa phải).
Uống khi bụng còn rỗng
Một ly cà phê lúc chưa ăn gì nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng thực chất lại gây hại. Caffeine làm tăng tiết axit dạ dày, khiến niêm mạc bị kích ứng và dễ dẫn đến các tình trạng như đau bao tử, trào ngược hay viêm loét. Vì vậy, hãy ăn nhẹ trước khi uống cà phê để bảo vệ hệ tiêu hóa.
Dùng cà phê thay cho giấc ngủ
Nhiều người chọn cà phê như một "trợ thủ" để thức đêm làm việc hoặc học tập. Tuy nhiên, caffeine không thể thay thế giấc ngủ tự nhiên. Việc lạm dụng cà phê liên tục sẽ khiến cơ thể suy nhược, giảm trí nhớ và ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần. Giấc ngủ đủ giấc và chất lượng vẫn là cách duy trì năng lượng tốt nhất.
Cà phê không phải là "kẻ thù" của sức khỏe, nếu biết dùng đúng lúc, đúng cách. Thay vì biến cà phê thành thói quen gây hại, hãy điều chỉnh cách sử dụng để tận dụng những lợi ích mà thức uống này mang lại: tăng sự tỉnh táo, cải thiện tâm trạng và bổ sung chất chống oxy hóa.
Một vài điều chỉnh nhỏ mỗi ngày có thể giúp bạn thưởng thức cà phê một cách an toàn và tốt cho sức khỏe lâu dài.