Tủ lạnh bị đóng tuyết có sao không?
Chắc hẳn bạn đã biết qua tình trạng tủ lạnh đóng đá tuyết dày cả mảng, khó tách rời. Tại sao tủ lạnh gặp hiện tượng này? Chắc hẳn bạn đã biết qua tình trạng tủ lạnh đóng đá tuyết dày cả mảng, khó tách rời. Tại sao tủ lạnh gặp hiện tượng này?
Hiện tượng tủ lạnh đóng tuyết?
Hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết hoàn toàn khác với đông đá. Ngăn đá có chức năng làm đông cứng nước hay các thực phẩm khác khi bảo quản trong đó. Khi tủ lạnh bị đóng tuyết thì xuất hiện những lớp tuyết trắng hay đá xốp, bám dày trên thành tủ. Thậm chí, lớp tuyết này còn bám trực tiếp lên các loại thực phẩm đang đặt trong tủ.
Khi lớp tuyết đóng không quá dày, nhiều người sử dụng cho là bình thường. Tuy nhiên trên thực tế, theo đánh giá từ các đơn vị sản xuất, phân phối và sửa chữa thiết bị điện tử lâu năm, hiện tượng này nếu tiếp tục để lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chiếc tủ lạnh.
Lớp đá, tuyết dày bên trong tủ lạnh sẽ khiến khả năng làm lạnh của thiết bị bị suy giảm bởi các khu vực đẩy hơi lạnh sẽ bị che lại. Tủ lạnh từ đó sẽ đem lại hiệu suất thấp, không đảm bảo bảo quản thực phẩm bên trong. Đặc biệt với những chiếc tủ đang lưu trữ nhiều thực phẩm tươi sống, nguy cơ thực phẩm bị hư hỏng cũng là rất lớn…
Nguyên nhân khiến tủ lạnh đóng tuyết
Mua nhầm dòng tủ lạnh bị đóng tuyết
Trên thị trường ngoài dòng tủ lạnh bình thường vẫn có tủ lạnh bị đóng tuyết. Tủ lạnh đóng tuyết sử dụng cơ chế làm lạnh trực tiếp thông qua hệ thống máy nén, nên dẫn tới hiện tượng đóng tuyết ở tủ lạnh sau một thời gian dài hoạt động. Có thể trong lúc mua, bạn đã mua nhầm loại này. Tủ lạnh bị đóng tuyết có nguyên lý hoạt động đơn giản nên rất tiết kiệm điện và giá thành rẻ hơn tủ lạnh không đóng tuyết.
Tủ lạnh không đóng tuyết hoạt động nhờ quạt gió giúp thổi luồng khí lạnh đều khắp tủ lạnh. Nhờ đó mà việc làm lạnh được diễn ra nhanh chóng và đồng đều. Hầu như tủ lạnh không đóng tuyết sẽ không xảy ra hiện tượng trên bị đóng đá, tuyết. Còn nếu gặp phải hiện tượng này, bạn nên xem xét các nguyên nhân bên dưới.
Ít vệ sinh tủ lạnh
Do quá bận rộn công việc thường ngày, không có thời gian hoặc không có thói quen dọn dẹp tủ lạnh… tủ lạnh có mùi, bánh răng bị bào mòn, bị kẹt do bụi bẩn hoặc khô mỡ do lâu ngày không vệ sinh khiến quá trình truyền nhiệt giảm mạnh. Và nó làm cho tủ lạnh bị đóng tuyết nhiều lên vì thế khi bạn sử dụng tủ lạnh, cần có sự bảo quản cũng như lau chùi thường xuyên để đảm bảo chúng không bị tình trạng này và không bị hỏng nặng hơn.
Thường xuyên cho đồ ăn còn nóng vào tủ
Nếu bạn thường xuyên mở cửa tủ hay cho thực phẩm còn nóng vào tủ lạnh thì cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng tủ lạnh đóng tuyết. Thói quen sử dụng tủ lạnh không tốt này làm không khí và hơi nước vào nhiều, dẫn đến hiện tượng đóng tuyết lượng không khí vào trong tủ lạnh đó. Hoặc có thể do cửa tủ lạnh bị hở cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Rơ - le xả đá (Timer) bị hỏng
Với mỗi tủ lạnh, Rơ - le xả đá thường được đặt ngay vị trí trong ngăn để rau, củ, quả hoặc nằm sau lưng tủ lạnh trong phần hộp điện kế bên Compressor (máy nén), cũng còn tùy vào thiết kế mỗi loại. Nhiệm vụ của nó rất quan trọng đó là chuyển mạch ngắt Compressor sang chế độ xả đá. Nếu nó bị hỏng, quá trình xả đá bị tạm dừng, làm cháy cuộn dây mô tơ khiến cho đá bị đóng cứng trong tủ lạnh, khiến cho tủ lạnh bị đóng tuyết.
Sò lạnh (âm tủ lạnh) không thông mạch
Nhiệm vụ của sò lạnh là đảm bảo thanh điện trở xả tuyết hoạt động khi có tuyết phủ đầy dàn lạnh, nhằm giúp thanh điện trở hoạt động tốt hơn, ngăn chặn trường hợp nó đốt nóng dàn lạnh khi không cần thiết. Do đó, khi thấy tủ lạnh bị đóng tuyết nghiêm trọng, thì việc sò lạnh bị hư hỏng cũng là một nguyên nhân.
Cầu chì nhiệt bị đứt
Cầu chì nhiệt cũng là một nguyên nhân gây nên hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết. Cầu chì nhiệt nằm bên trên ngăn đá có tác dụng bảo vệ không cho bộ phận xả đá hoạt động quá lâu, làm nóng tủ lạnh gây ra hỏng hóc nghiêm trọng. Nếu cầu chì nhiệt bị đứt, bộ phận này sẽ ngừng hoạt động khiến tủ lạnh đóng tuyết.
Xử lý tủ lạnh bị đóng tuyết
Ngắt điện tủ lạnh
Khi phát hiện tủ lạnh bị đóng lớp tuyết dày, người dùng cần rút điện thiết bị rồi lấy hết thực phẩm bên trong tủ lạnh ra ngoài. Lúc ngắt điện khoảng vài giờ đồng hồ, lớp băng tuyết sẽ tan, chảy dần ra thành nước.
Hãy dùng khăn mềm, khô, sạch, có độ thấm hút nước tốt để bắt đầu lau lượng nước từ đá, tuyết tan ra. Để công việc diễn ra suôn sẻ và đảm bảo vệ sinh cho khu vực sàn nhà, đặc biệt là sàn gỗ, có thể lót giấy báo xung quanh khu vực tủ lạnh. Khi đã lau dọn tương đối, tiếp tục mở cửa tủ lạnh và để thoáng trong vài giờ tiếp theo.
Kết hợp máy sấy hoặc quạt
Trong trường hợp lớp tuyết, đá trong tủ lạnh đóng quá dày, có dấu hiệu tan chậm, người dùng cũng có thể sử dụng nhiệt từ máy sấy, tác động vào lớp băng tuyết trong tủ lạnh. Lưu ý không nên để máy sấy quá sát tủ hoặc thành tủ, để máy tránh xa các vùng nước chảy ra từ tủ. Có thể kết hợp dùng máy sấy cùng dụng cụ cạo đá hay còn gọi là cây vét bột. Trong lúc thực hiện, cần đeo găng tay để đảm bảo an toàn.
Bên cạnh máy sấy cũng có thể dùng quạt, thổi liên tục vào tủ lạnh; đặt một hoặc vài bát nước nóng vào tủ lạnh rồi đóng lại để hơi nóng khiến đá, tuyết tan...
Hạn chế hiện tượng đóng tuyết khi sử dụng tủ lạnh
Bạn cần lưu ý các vấn đề sau để hạn chế tình trạng đóng tuyết khi sử dụng tủ lạnh:
Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp: Không nên cài đặt nhiệt độ quá lạnh, hoặc quá yếu sẽ làm ảnh hưởng đến việc bảo quản thực phẩm cũng như xuất hiện tình trạng đóng tuyết. Cài đặt nhiệt độ ngăn mát từ 3 - 5 độ C, ngăn đông khoảng - 18 độ C.
Vệ sinh, xả đá tủ lạnh thường xuyên: giúp cho luồng khí lạnh lưu thông đều khắp bên trong tủ và thực phẩm bảo quản được tốt hơn.
Bảo trì tủ lạnh theo định kì: Việc bảo trì tủ lạnh theo định kì 3 - 4 tháng/1 lần sẽ giúp cho hệ thống làm lạnh của tủ được hoạt động bình thường.
- Câu trả lời cho 1 cuộc hôn nhân tan vỡ: 'Sau vài năm chung sống, anh coi vợ như chiếc tủ lạnh, hễ mở ra là có đồ ăn nhưng lại không biết bảo dưỡng nó'
- Nên hay không bảo quản trứng ở cánh cửa tủ lạnh?
- 5 sai lầm mà người có kinh nghiệm chỉ ra khi mua tủ lạnh