Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 08/11/2023, 15:00 (GMT+7)

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn và cách xử lý

Trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn là hiện tượng phổ biến của những trẻ ở giai đoạn đóng bỉm, tã. Hiện tượng này gây đỏ rát, khiến bé khó chịu, vậy nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn là do đâu, hãy cùng tìm hiểu nhé! 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn

Trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn là hiện tượng da của bé bị phát ban, nổi mụn đỏ, tình trạng này thường gặp ở trẻ có độ tuổi từ 8 đến 12 tháng tuổi bởi đây là thời điểm bé đóng bỉm, tã gây nên hiện tượng kích ứng. Vậy nguyên nhân thực sự của trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn là do đâu, hãy cùng Tiếp Thị Gia Đình tìm hiểu ngay dưới đây nhé. 

tre-so-sinh-bi-ham-do-hau-mon-1
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn

Do trẻ sử dụng tã không đúng cách

  • Nếu trẻ sử dụng tã hoặc bỉm không phù hợp với kích thước, cân nặng của trẻ, dùng bỉm có kích cỡ nhỏ hơn dẫn đến cọ sát vào da khi trẻ vận động khiến vùng da tiếp xúc bị đau rát, đỏ, bong tróc. 
  • Một nguyên nhân nữa đó là sử dụng bỉm hàng kém chất lượng, do da trẻ em rất nhạy cảm, nên khi tiếp xúc lâu với bỉm kém chất lượng không chỉ gây hăm đỏ hậu môn còn có thể gây dị ứng hoặc gây bí nóng cho trẻ. 
  • Trẻ em khi bú sữa mẹ hoàn toàn, thường rất hay đi tiểu, nếu mẹ không chú ý thay bỉm cho bé thường xuyên có thể khiến chất thải bám lâu trên da gây ra hiện tượng hăm da và nổi mẩn đỏ. 

Trẻ bị dị ứng

Đôi khi trẻ có thể bị dị ứng với sản phẩm mà mẹ sử dụng trên da bé. Loại hăm đỏ hậu môn này có thể xuất hiện khi bạn lần đầu tiên sử dụng sản phẩm mới. Các nguyên nhân gây hăm da thường gặp là:

  • Trẻ phản ứng dị ứng với các chất trong tã, bỉm hoặc các sản phẩm chăm sóc da, gây viêm da và hăm.
  • Trẻ bị dị ứng phấn rôm do mẹ lạm dụng quá nhiều. 
  • Da trẻ bị dị ứng với các thành phần có trong tã, hoặc với giấy ướt lau chùi cho bé.

Trẻ bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy hoặc đi đại tiện nhiều lần trong ngày làm cho vùng da ở hậu môn phải tiếp xúc với phân, nước tiểu, vi khuẩn men đường ruột gây kích ứng, dẫn đến hiện tượng hăm đỏ hậu môn. Đồng thời, việc vệ sinh lau rửa nhiều lần sau khi đi đại tiện cũng khiến da bé bị cọ xát nhiều, gây ra tình trạng hăm đỏ.

Vùng da quanh hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ

Khi tắm cho trẻ hoặc vệ sinh sau khi trẻ đi đại tiện, bố mẹ nếu không vệ sinh cho trẻ đúng cách, không sạch sẽ cũng có thể gây nên tình trạng hăm đỏ hậu môn. 

Nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm

Nấm hoặc những vi trùng ký sinh trên da cũng là nguyên nhân khiến da trẻ bị hăm đỏ. Tuy không nguy hại đến sức khỏe nhưng khi da ẩm ướt do nước tiểu hoặc phân của trẻ trong khi dùng bỉm thì nấm và vi trùng rất dễ phát triển, gây bệnh trên da bé. 

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn

Vùng hậu môn khi bé mặc tã, bỉm là môi trường lý tưởng khiến vi khuẩn phát triển nếu mẹ không vệ sinh sạch sẽ hằng ngày cho trẻ. Dưới đây, Tiếp Thị Gia Đình sẽ chia sẻ cho bạn những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hăm đỏ hậu môn. 

tre-so-sinh-bi-ham-do-hau-mon-2
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn
  • Mẹ có thể nhìn thấy bằng mắt thường, khi trẻ bị hăm đỏ hậu môn sẽ xuất hiện những vết màu đỏ hoặc. 
  • Trường hợp trẻ bị hăm đỏ nặng hơn sẽ xuất hiện những nốt mụn trắng li ti hoặc bị ban đỏ mảng rộng, vết hăm bị loét rộng. 
  • Ngoài ra, mẹ cũng ngửi thấy mùi khai khó chịu, nếu để lâu vùng kín sẽ chảy mủ và đóng vảy. Trẻ sẽ cảm thấy ngứa, đau rát, quấy khóc, không chịu ăn. 

Cách xử lý khi trẻ bị hăm đỏ hậu môn

Chắc các bạn đã biết nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn rồi đúng không. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những cách xử lý khi trẻ bị hăm đỏ hậu môn. 

Sử dụng phương pháp dân gian

Dùng lá khế để trị hăm đỏ 

Lá khế được coi là loại thuốc Nam phổ biến thường được dùng để chữa các bệnh về da liễu như viêm da tiếp xúc, nổi mề đay, mẩn ngứa. Do trong lá khế có chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa có tác dụng làm mát, hạn chế vi khuẩn phát triển. Vì vậy khi trẻ bị hăm đỏ, các mẹ có thể sử dụng tắm nước lá khế để trị cho trẻ.

tre-so-sinh-bi-ham-do-hau-mon-3
Dùng lá khế để trị hăm đỏ hậu môn

Cách thực hiện thì vô cùng đơn giản bạn chỉ cần làm như sau:

Bước 1: Lấy lá khế về đem rửa sạch

Bước 2: Vò nát lá khế và đun với nước sôi trong khoảng 3-5 phút

Bước 3: Lấy nước lá khế để tắm,, chú ý nên pha thêm nước nguội để có nhiệt độ thích hợp cho trẻ. 

Dùng lá trầu không để trị hăm đỏ 

Lá trầu không có khả năng kháng viêm cực kỳ tốt nên cũng thường được dùng trong trị hăm ở trẻ nhỏ. Các bước thực hiện tương tự như lá khế trên, bạn chỉ cần rửa sạch lá trầu rồi đun sôi với nước. Sau đó, lấy nước đó để pha nước tắm cho trẻ.

tre-so-sinh-bi-ham-do-hau-mon-4
Dùng lá trầu không để trị hăm đỏ 

Massage cho bé bằng dầu dừa

Dầu dừa cũng có tác dụng kháng viêm, giúp kháng khuẩn và làm dịu tình trạng kích ứng da. Ngoài ra, dưỡng chất trong dầu dừa cũng có khả năng bảo vệ da ngay cả khi trẻ không bị viêm da. Các bạn có thể sử dụng dầu dừa nguyên chất thoa lên vùng da bị tổn thương và massage cho bé khoảng 15 phút để dầu dừa thấm vào da. Các mẹ có thể sử dụng sau mỗi lần thay tã hoặc bỉm cho trẻ.

tre-so-sinh-bi-ham-do-hau-mon-5
Massage cho bé bằng dầu dừa để trị hăm đỏ

Sử dụng kem bôi bị hăm đỏ hậu môn

Đối với trường hợp nếu trẻ bị hăm đỏ nặng như da bị phồng rộp, mụn có chứa mủ, lở loét, có dịch vàng. Bé quấy khóc, lười ăn, khó ngủ thì mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám. 

Hiện nay, cũng có rất nhiều loại kem bôi trị hăm đỏ hậu môn cho bé trên thị trường, nhưng mẹ cần mẹ cần cân nhắc kĩ trước khi bôi cho bé: 

  • Nguồn gốc sản phẩm phải rõ ràng
  • Thành phần tự nhiên, an toàn 
  • Không chứa chất chống viêm corticoid

Một số lưu ý khi xử lý trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn

Trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn khá thường gặp nên ba mẹ cần biết cách chăm sóc để làm giảm tình trạng khó chịu cho bé: 

  • Ba mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho con để ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn có hại. Không nên để tã, bỉm quá lâu có thể khiến da bị kích ứng gây tình trạng hăm da, nên ba mẹ cần thay tã thường xuyên cho trẻ, không để bé mặc quá lâu.
  • Ba mẹ nên chọn loại tã có khả năng thấm hút cao để giữ cho da khô ráo. Ngoài ra, việc tắm hàng ngày cho bé sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn, chất gây kích ứng. Hãy lau khô người bé sau khi tắm rồi mới quấn tã, bỉm để tránh ẩm ướt.
  • Đối với khăn lau khi trẻ đại tiện ba mẹ nên chọn sản phẩm không chứa cồn, hương liệu và chất tẩy rửa, xà phòng. Khi lau bạn không cần chà xát, nên lau nhẹ nhàng, thành nhiều lần. 
  • Nếu bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn, ba mẹ có thể cần dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. 
tre-so-sinh-bi-ham-do-hau-mon-6
Một số lưu ý khi xử lý trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn

Trong bài viết này, Tiếp Thị Gia Đình đã chia sẻ cho các bạn những thông tin về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn. Hy vọng những kiến thức trong chuyên mục làm cha mẹ này giúp ích được cho bạn. 

Cùng chuyên mục