Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 23/08/2023, 11:43 (GMT+7)

Đau mắt đỏ: Cách hạn chế lây lan và những điều cần lưu ý

Đau mắt đỏ khi điều trị tốt sẽ nhanh khỏi, nếu không nguy cơ bị viêm giác mạc, viêm màng bồ đào tăng nhãn áp, mù lòa,.. có thể xảy ra.

Đau mắt đỏ là bệnh lý gì?

Đau mắt đỏ do vi rút Adenovirus hoặc vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào thời gian giao mùa là hè và thu, lúc thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí tăng cao,.. 

dau-mat-do
Đau mắt đỏ do vi rút Adenovirus hoặc vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra (Ảnh: Riley Children's Health)

Các dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ bao gồm:

– Ngứa, cộm mắt giống như có hạt bụi ở dưới mi

– Mắt đỏ, sưng tấy

– Nhiều ghèn, chảy nhiều nước mắt

– Đau nhức mắt, đặc biệt là lúc vừa ngủ dậy

– Ngoài ra, còn có thể kèm theo các triệu chứng khác như: Sốt nhẹ, đau họng, mệt mỏi, nổi hạch sau tai.

Cách phòng tránh lây lan đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan qua: đường hô hấp, nước bọt, nước mắt, bắt tay,.. Đặc biệt, nước mắt của người bệnh là nguồn chứa nhiều vi rút gây bệnh nhất. Bởi vậy, cần phòng tránh bằng những phương pháp sau:

- Người bị đau mắt đỏ cần tránh tiếp xúc chỗ đông người

- Hạn chế cầm, nắm, chạm vào những vật dụng có nguy cơ nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm tháng máy, đồ dùng cá nhân của người bệnh. 

- Không sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt với người bệnh như khăn mặt, gối,..

- Không sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi

- Thay đổi thói quen dụi mắt hay sờ vào mũi, miệng,.. 

Làm gì để đau mắt đỏ nhanh khỏi?

Thông thường, đau mắt đỏ có diễn biến không quá nặng và ít gây nên các di chứng. Bệnh có thể khỏi trong khoảng từ 7 - 10 ngày nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài sẽ gây nên các di chứng nguy hiểm về mắt như viêm giác mạc, suy giảm thị lực hoặc nghiêm trọng hơn là mù lòa.

dau-mat-do
Bệnh đau mắt đỏ kéo dài sẽ gây nên các di chứng nguy hiểm về mắt (Ảnh: Medical News Today)

Để đau mắt đỏ nhanh khỏi, cần lưu ý một số điểm sau: 

- Sử dụng đúng loại thuốc, với đúng liều lượng theo đơn kê của bác sĩ 

- Không để đầu thuốc chạm vào mắt khi dùng thuốc tra mắt. Đối với thuốc tra dạng mỡ hay gel, cần bôi khoảng 1cm ở phần mi dưới; với thuốc nhỏ, cần dùng từ 1 - 2 giọt/lần.

- Nên đi kiểm tra, tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Trường hợp có sử dụng thuốc nhưng tình trạng càng nghiêm trọng hơn thì cần liên hệ với bác sĩ ngày để có phương pháp xử lý kịp thời.

- Không được tự ý điều trị bệnh bằng các phương pháp truyền miệng chưa được kiểm chứng như xông lá, đắp hành,.. 

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch. Đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hắt hơi hoặc ho.

Cùng chuyên mục