Thứ hai, 31/03/2025
logo
Tiêu dùng thông minh

Thói quen tưởng tiết kiệm nhưng đang âm thầm rước họa vào người, đọc ngay để tránh

Vi An Thứ năm, 27/03/2025, 08:00 (GMT+7)

Nhiều thói quen hàng ngày tưởng chừng giúp cắt giảm chi tiêu nhưng thực tế lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, thậm chí còn khiến bạn tốn kém hơn về lâu dài.

5 thực phẩm trong tủ lạnh càng để lâu càng hại sức khỏe, nhà nào có cần loại bỏ ngay

7 thiết bị này là 'sâu ăn điện' nhiều nhất trong nhà bạn, hãy hạn chế sử dụng khi không cần thiết

Cách đơn giản để tẩy sạch dầu mỡ trên thiết bị nhà bếp vừa tiết kiệm thời gian, công sức lại cực hiệu quả

Thói quen giữ lại thức ăn thừa

Giữ lại thức ăn thừa để tiết kiệm thực phẩm và tiền bạc là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, nếu không bảo quản đúng cách, thức ăn thừa có thể trở thành mối nguy hại cho sức khỏe. Vi khuẩn dễ dàng sinh sôi trong môi trường ẩm và nhiệt độ không phù hợp, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm. 

khong-co-tieu-de-17379534582171561495779-0953
Thói quen giữ lại thức ăn thừa

Đặc biệt, một số món ăn khi hâm nóng lại nhiều lần không chỉ mất chất dinh dưỡng mà còn sản sinh độc tố gây hại. 

Tận dụng đồ ăn đã mốc, hỏng

Nhiều người có thói quen cắt bỏ phần mốc trên thực phẩm hoặc tận dụng đồ ăn đã hỏng để tránh lãng phí. Tuy nhiên, đây là một sai lầm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Thực phẩm bị mốc không chỉ bị ảnh hưởng trên bề mặt mà các sợi nấm mốc có thể đã ăn sâu vào bên trong mà mắt thường không nhìn thấy được. Đặc biệt, nấm mốc sản sinh ra các độc tố như aflatoxin – một chất có khả năng gây ung thư, đặc biệt là ung thư gan, đồng thời ảnh hưởng đến hệ thần kinh và miễn dịch của con người. Ngay cả khi chỉ một phần nhỏ thực phẩm có dấu hiệu hỏng, vi khuẩn và độc tố cũng có thể đã lan rộng, khiến món ăn không còn an toàn.

Thực tế, không ít người thấy bánh, gạo, đậu,... bị mốc nhưng lại tiếc không bỏ đi mà phơi khô để ăn tiếp vì nghĩ rằng nấm mốc sẽ bị tiêu diệt khi phơi qua nắng. Tuy nhiên, thực chất độc tố của nấm mốc không phá hủy được hoàn toàn dù ở nhiệt độ cao.

Vì vậy, thay vì tiếc rẻ mà tận dụng thực phẩm đã mốc, hỏng, bạn nên có biện pháp bảo quản thực phẩm đúng cách để tránh lãng phí ngay từ đầu. Khi thấy thực phẩm có dấu hiệu bất thường như mốc, có mùi lạ hoặc thay đổi kết cấu, hãy mạnh dạn vứt bỏ để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Sử dụng dầu ăn đã hết hạn

Nhiều người có thói quen tận dụng dầu ăn đã hết hạn vì cho rằng dầu không bị hỏng ngay lập tức, hoặc nếu vẫn trong trạng thái lỏng, không có mùi lạ thì vẫn có thể dùng được. Tuy nhiên, đây là một sai lầm nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

hi-nao-dau-an-het-han-1_800x437-0953
Không nên sử dụng dầu ăn đã hết hạn

Dầu ăn khi hết hạn sẽ bị oxy hóa, biến chất và mất đi các đặc tính ban đầu. Trong quá trình này, dầu có thể sản sinh ra các hợp chất có hại như peroxit lipid, aldehyde hay các gốc tự do – những chất này có thể gây viêm nhiễm, làm tổn thương tế bào và là tác nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, suy giảm miễn dịch.

Ngoài ra, dầu ăn hết hạn cũng có thể thay đổi về màu sắc, kết cấu và có mùi hôi khó chịu. Khi sử dụng loại dầu này để chế biến thức ăn, không chỉ ảnh hưởng đến hương vị món ăn mà còn làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, việc chiên rán bằng dầu đã hết hạn có thể làm gia tăng các chất độc hại, khiến cơ thể hấp thụ nhiều chất gây hại hơn.

Bên cạnh đó, việc tiêu thụ dầu ăn hết hạn trong thời gian dài không chỉ gây hại cho hệ tiêu hóa mà còn đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Các chất độc hại trong dầu bị biến chất có thể tích tụ trong cơ thể, cản trở quá trình đào thải tự nhiên. Khi hệ trao đổi chất bị ảnh hưởng, làn da cũng chịu tác động tiêu cực, dẫn đến tổn thương mô da và đẩy nhanh các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, da xỉn màu và kém đàn hồi.

Không dùng máy hút mùi, quạt thông gió trong bếp

Nhiều người cho rằng việc sử dụng máy hút mùi hay quạt thông gió trong bếp là không cần thiết, nhất là khi chỉ nấu ăn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà bạn không ngờ tới.

Trong quá trình nấu nướng, đặc biệt là khi chiên, rán, nướng hoặc xào ở nhiệt độ cao, dầu mỡ bị đốt cháy và tạo ra khói chứa nhiều chất độc hại như carbon monoxide, formaldehyde, benzopyrene và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Những chất này có thể gây kích ứng đường hô hấp, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về phổi, tim mạch, thậm chí có liên quan đến ung thư phổi nếu tiếp xúc trong thời gian dài.

cookingandindoorairquality-0954
Không dùng máy hút mùi, quạt thông gió trong bếp

Ngoài ra, bếp gas khi đốt cháy nhiên liệu cũng sinh ra một lượng lớn khí CO2 và NO2, nếu không có hệ thống thông gió tốt, các khí này sẽ tích tụ trong bếp, gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà và sức khỏe của cả gia đình.

Vì vậy, đừng để thói quen tưởng như vô hại này khiến bạn và gia đình tiếp xúc với những nguy cơ tiềm ẩn. Hãy đảm bảo rằng không gian bếp luôn sạch sẽ, thoáng khí để bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Không sử dụng tủ lạnh vì tiết kiệm điện

Nhiều người cho rằng không dùng tủ lạnh sẽ tiết kiệm được một khoản tiền điện mỗi tháng. Tuy nhiên, cách bảo quản thực phẩm khi không dùng tủ lạnh lại là vấn đề đáng quan tâm. Phương pháp phổ biến nhất để bảo quản thực phẩm khi không có tủ lạnh là hun khói hoặc ủ muối. Thế nhưng đây là lại là những phương pháp có nguy cơ lớn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Không có tủ lạnh, thực phẩm tươi sống như thịt, cá, rau củ, sữa và các chế phẩm từ sữa rất nhanh hỏng, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Khi thực phẩm bị phân hủy, vi khuẩn và nấm mốc phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, thậm chí gây ra các bệnh nguy hiểm như nhiễm khuẩn E. coli hay Salmonella.

Việc không sử dụng tủ lạnh buộc bạn phải mua thực phẩm tươi mỗi ngày để tránh hư hỏng. Điều này không chỉ mất thời gian mà còn có thể khiến chi phí sinh hoạt tăng cao do phải mua số lượng nhỏ lẻ với giá không tối ưu.

Ngoài ra, không có tủ lạnh, bạn sẽ không thể bảo quản thức ăn thừa hoặc chuẩn bị sẵn bữa ăn cho những ngày bận rộn. Điều này khiến việc nấu nướng trở nên mất thời gian và công sức hơn. Ngoài ra, đồ uống như nước lạnh, sữa, nước ép cũng không thể bảo quản lâu, ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Không sử dụng tủ lạnh để tiết kiệm điện có thể gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn so với số tiền điện bạn cắt giảm được. Việc bảo quản thực phẩm đúng cách không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà còn bảo vệ sức khỏe của cả gia đình. Vì vậy, thay vì từ bỏ tủ lạnh, hãy học cách sử dụng nó một cách khoa học và hiệu quả hơn.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục