Thứ tư, 13/09/2023, 04:48 (GMT+7)

Thời hạn bảo hiểm cho lao động trên công trường là bao lâu?

Thanh Hoa (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường được quy định từ ngày bắt đầu thực hiện công việc và kết thúc khi hết thời gian bảo hành.

Theo Điều 25 Thông tư 50/2022/TT-BTC, nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường khi người lao động thực hiện công việc thi công trên công trường. Trong đó, phạm vi và thời hạn bảo hiểm cho lao động thi công công trường được quy định cụ thể như sau:

Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường

Điều 23 Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định, thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là:

(1). Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.

thoi-han-bao-hiem
Thời hạn bảo hiểm bắt đầu từ ngày thực hiện công việc đến hết thời gian bảo hành công trình (Ảnh: Freepik)

(2). Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường.

Phạm vi bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu những khoản tiền mà nhà thầu cần bồi thường cho người lao động bị thương tật, tử vong do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh khi thực hiện thi công trên công trường, trừ những trường hợp:

(1). Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm h và Điểm i, Khoản 2 Điều 34 Nghị định 67/2023/NĐ-CP.

(2). Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.

(3). Tổn thất phát sinh do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thi công trên công trường.

(4). Tổn thất phát sinh do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.

(5). Tổn thất phát sinh do người lao động sử dụng chất gây nghiện, ma túy trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp thuốc được kê để điều trị theo chỉ định của bác sĩ được cấp phép).

(6). Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (trừ trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).

Cùng chuyên mục