Thứ ba, 25/07/2023, 19:02 (GMT+7)

Thai 32 tuần đã quay đầu chưa? Những điều mẹ bầu cần biết

P.V (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Thai 32 tuần đã quay đầu chưa? Việc thai nhi quay đầu là dấu mốc quan trọng của con, là dấu hiệu thai nhi sắp chào đời. Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý những điều dưới đây để giúp cho quá trình sinh nở của chị em được diễn ra thuận lợi. 

Thai 32 tuần đã quay đầu chưa?

Thai 32 tuần đã quay đầu chưa? Đây chắc hẳn là nỗi lo của hầu hết các mẹ bầu trong quá trình mang thai. Bởi chỉ khi thai nhi quay đầu đúng vị trí ở tư thế chúc đầu xuống phần âm hộ của mẹ, gáy hướng về phía bụng, mặt hướng về lưng và mông hướng về ngực của mẹ. 

thai-32-tuan-da-quay-dau-chua-1
Thai nhi quay đầu ở tuần thứ 32

Nhưng mỗi thai nhi đều có một thời điểm quay đầu khác nhau. Điều này hầu như phụ thuộc vào số lần mẹ đã mang thai hoặc một số trường hợp cụ thể khác nhau. Nếu mẹ bầu mang thai lần đầu thì thường bé sẽ quay đầu vào tuần thai thứ 34 hoặc tuần 35.

Còn với trường hợp các mẹ bầu mang thai từ lần 2 trở đi thì thai nhi thường quay đầu từ tuần 36 hoặc 37. Bên cạnh đó, ta cũng bắt gặp khá nhiều trường hợp thai nhi quay đầu sớm hơn dự kiến là từ tuần thai thứ 28.

Cũng có trường hợp thai nhi quay đầu lúc 32 tuần tuổi. Bên cạnh đó, cũng có thai nhi 32 tuần vẫn chưa biết quay đầu. Điều này là hoàn toàn bình thường và không bất cứ điều gì đáng lo ngại.

Sự phát triển của thai nhi 32 tuần

Khi thai nhi 32 tuần tuổi, tương đương với 8 tháng, lúc này mẹ cũng nên chuẩn bị tâm lý, vật dụng cần thiết cho ngày sinh nở. Theo bảng cân nặng thai nhi trong nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: Ở tuần thứ 32 thai nhi có chiều dài khoảng 42cm, cân nặng khoảng 1901g. 

Để chuẩn bị cho quá trình chào đời, thai nhi sẽ quay đầu xuống tử cung của mẹ, vì vậy mẹ bầu có thể cảm thấy con hay đạp và vặn mình. Tuy nhiên một số trường hợp thì lượng nước ối nhiều hoặc một nguyên nhân nào đó, thai nhi vẫn có thể thay đổi tư thế. Vì vậy, bước sang tuần thứ 32, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để tiên lượng về ca sinh sắp tới. 

thai-32-tuan-da-quay-dau-chua-2
Sự phát triển của thai nhi 32 tuần

Sự thay đổi cơ thể của mẹ khi mang thai 32 tuần

Để biết được thai 32 tuần đã quay đầu chưa, ta cần tìm hiểu về sự biến đổi cơ thể của mẹ bầu khi mang thai 32 tuổi, từ đó dự đoán ngôi thai của bé. 

  • Gò chuyển dạ Braxton Hicks: Trong tuần thai thứ 32, những cơn co thường xuyên xảy ra với cường độ mãnh liệt hơn, có tên gọi là cơn gò Braxton Hicks, hay gò chuyển dạ giả. Đây được xem là sự khởi động trước khi cơn gò chuyển dạ thật sự diễn ra, chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Cơn gò Braxton Hicks sẽ khiến thai phụ cảm thấy tử cung như bị thắt chặt hoặc cứng lại. Biểu hiện này thường xuất hiện sớm hơn và dữ dội hơn đối với những thai phụ đã từng mang thai trước đó.
  • Tiết dịch âm đạo: Việc tiết dịch âm đạo khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, nhưng đây là quá trình để hỗ trợ sinh nở một cách thuận lợi, giúp ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm. Lúc này, nút nhầy ở cổ tử cung sẽ được bong ra, nếu mẹ bầu cảm thấy dịch âm đạo tiết nhiều, lỏng kèm theo máu thì mẹ cần đi đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám bởi khả năng cao mẹ đã bị rò nước ối. 
  • Chuột rút chân: Chuột rút là biểu hiện thường gặp ở bà bầu tuần 32. Tình trạng này thường gặp về đêm, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của mẹ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này ở bà bầu có thể là do thiếu canxi, magie trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Sữa bị rò rỉ: Mẹ bầu tuần 32 sẽ bắt gặp tình trạng rò rỉ sữa non khi phần ngực phát triển ngày càng to. Sữa non có màu vàng nhạt, đây là tiền chất của sữa mẹ, chứa nhiều protein và kháng thể cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Triệu chứng sữa rò rỉ gây ra nhiều trở ngại trong đời sống, vì vậy mẹ bầu có thể sử dụng miếng lót thấm sữa.
  • Chóng mặt, ngất xỉu: Khi bước vào thai kỳ tuần 32, một bộ phận tích máu của người mẹ được truyền cho thai nhi, dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị hạ huyết áp và không đủ lượng máu đến não. Khiến cho mẹ bầu thấy hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu. 
thai-32-tuan-da-quay-dau-chua-3
Mẹ bầu bị rò rỉ sữa non ở tuần thứ 32

Để thai quay đầu đúng vị trí mẹ cần làm gì?

Việc thai nhi chưa quay đầu ở tuần 32 hay quay đầu trước tuần 32 thì đều không phải vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, mẹ bầu phải cố gắng để thai nhi quay đầu sớm nhất, đúng ngôi vị. Điều này hỗ trợ rất lớn đối với quá trình vượt cạn sau này của mẹ. 

Dành thời gian đi bộ

Ở tuần thai thứ 32, bụng của mẹ bầu tương đối to, gây cảm giác khó chịu, vì vậy mẹ có thể đi lại nhẹ nhàng mỗi ngày giúp cho tinh thần thoải mái, cải thiện sức khỏe và giúp thai nhi cũng được “vận động”, hỗ trợ quá trình quay đầu của bé. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên vận động quá sức mà chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng để hít thở không khí là đủ.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe, giúp sinh nở dễ dàng như: yoga bầu, bơi lội…

thai-32-tuan-da-quay-dau-chua-4
Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng để thuận lợi cho việc sinh đẻ

Hạn chế ngồi quá lâu 1 chỗ

Việc chỉ nằm, ngồi yên một chỗ quá lâu sẽ khiến cho các mẹ bầu gặp khó khăn trong quá trình sinh nở, gây áp lực đến các cơ quan nội tạng. Khi ngồi thì mẹ bầu cần để phần đầu gối thấp hơn phần hông, do đó mẹ bầu có thể kê thêm 1 miếng đệm mềm để đẩy phần hông lên cao hơn so với đầu gối. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên vận động nhẹ nhàng với các bài tập yoga đơn giản, không nên ngồi yên một chỗ quá 45 phút.

thai-32-tuan-da-quay-dau-chua-5
Mẹ bầu không nên ngồi quá lâu

Nằm nghiêng

Trong quá trình mang thai nhất là cuối thai kỳ, việc nằm ngửa không tốt cho cột sống của mẹ và quá trình xoay đầu của bé, vì vậy, mẹ hãy chuyển qua nằm nghiêng nhé. Mẹ bầu cuối thai kỳ nên chuẩn bị một chiếc gối ôm để việc nằm nghiêng được thoải mái hơn cũng như bảo vệ thai nhi an toàn hơn.

thai-32-tuan-da-quay-dau-chua-6
Nằm nghiêng để bảo vệ thai nhi

Khám thai định kỳ theo chỉ dẫn bác sĩ

Việc khám thai, siêu âm định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt ở tuần 32 thai kỳ có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi việc này, không chỉ giúp bác sĩ xác định thai nhi đã quay đầu và quay thuận hay không mà còn đánh giá sức khỏe của mẹ và bé một cách chính xác, từ đó đưa ra các biện pháp sinh đẻ phù hợp. 

thai-32-tuan-da-quay-dau-chua-7
Mẹ bầu nên khám thai định kỳ theo chỉ dẫn bác sĩ

Dinh dưỡng cho mẹ mang thai 32 tuần 

Để tăng sức đề kháng và tạo thuận lợi vượt cạn thành công, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Hãy cùng Tiếp Thị Gia Đình tìm hiểu về các dưỡng chất mẹ bầu cần bổ sung trong thai kỳ tuần 32 nhé! 

  • Mẹ cần bổ sung chất đạm, carbohydrate và chất béo: Ở giai đoạn tuần 32 của thai kỳ, thai nhi có mức tăng trưởng khá nhanh, khoảng 200g mỗi tuần. Vì vậy, mẹ vẫn cần bổ sung nhiều chất đạm, carbohydrate và chất béo để đảm bảo cho quá trình tăng trưởng của bé. Mẹ có thể bổ sung các chất này từ các nguồn động vật, bơ sữa, rau đậu, và các loại hạt cũng sẽ giúp mẹ chữa lành các mô bị tổn thương trong quá trình sinh đẻ.
  • Bổ sung sắt: Sắt làm tăng khả năng sản sinh máu để nuôi dưỡng thai nhi. Thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho thai nhi cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Và đặc biệt là trong tuần 32 của thai kỳ, việc bổ sung đầy đủ sắt sẽ giúp mẹ bầu bổ sung thêm lượng máu bị thiếu hụt trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Vì thế mà các mẹ bầu cần bổ sung sắt tự nhiên bằng việc ăn các thực phẩm như gan, tim lợn, trứng, thịt, rau muống…
  • Bổ sung canxi: Thai nhi tuần thứ 32 đã phát triển gần như hoàn thiện, xương của con trong giai đoạn này cũng phát triển cứng hơn, vì thế mà bà bầu nên bổ sung đầy đủ canxi để giúp bé hoàn thiện xương, hỗ trợ quá trình xoay đầu của bé! 
thai-32-tuan-da-quay-dau-chua-8
Chế độ ăn dinh dưỡng của mẹ bầu

Trong bài viết này chúng tôi đã giải đáp cho các mẹ vấn đề: Thai 32 tuần đã quay đầu chưa? Việc thai nhi quay đầu hay chưa quay đầu vào tuần 32 thực tế không quá đáng lo ngại. Nhưng các mẹ vẫn nên hỗ trợ giúp bé quay đầu trước khi chuyển dạ, giúp cho quá trình sinh nở thuận lợi. Hy vọng những kiến thức về làm cha mẹ này của chúng tôi giúp ích được cho bạn. Chúc mẹ bầu luôn vui vẻ và vượt cạn thành công! 

Cùng chuyên mục