Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 08/11/2023, 17:30 (GMT+7)

Giải đáp: Thai 38 tuần gò cứng bụng đau lâm râm nguyên nhân là bị sao?

Thai 38 tuần gò cứng bụng đau lâm râm nguyên nhân do đâu. Vào những tuần cuối của thai kỳ, các mẹ bầu đều rất quan tâm đến các dấu hiệu chuyển dạ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân cơn gò bụng khi mang thai 38 tuần và cách xử lý an toàn cho cả mẹ và bé.

Nguyên nhân thai 38 tuần gò cứng bụng đau lâm râm

Thai 38 tuần gò cứng bụng đau lâm râm có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

Cơn gò tử cung

Cơn gò tử cung còn có tên khoa học là Braxton-Hicks. Những mẹ nào mang thai ở tuần 38 bị gò cứng bụng do nguyên nhân này thì không cần quá lo lắng vì đây chỉ là những cơn gò sinh lý. Chúng được ví như những cơn chuyển dạ giả, xảy ra vào những tuần cuối của thai kỳ để mẹ làm quen với cơn chuyển dạ thực sự sắp diễn ra.

Các triệu chứng của tình trạng này là:

  • Mức độ đau: Bụng đau âm ỉ, có khi dữ dội nhưng dần biến mất trong thời gian ngắn, có thể giảm đau khi thai phụ thay đổi tư thế.

  • Vị trí đau: Cơn đau xuất hiện ở vùng bụng trước và vùng xương chậu.

  • Cường độ xuất hiện: có thể xuất hiện 3 đến 4 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 1 phút hoặc có khi không đều, có khi xuất hiện, có khi biến mất, không liên tục.

thai-38-tuan-go-cung-bung-dau-lam-ram-1
Gò tử cung là một trong những nguyên nhân thai 38 tuần gò cứng bụng đau lâm râm

Cơ dây chằng bị chèn ép

Từ tuần thứ 35 của thai kỳ, bà bầu có thể cảm thấy gò cứng bụng đau lâm râm do các cơ dây chằng bị chèn ép. Điều này càng rõ rệt hơn khi thai được 38 tuần.

Nguyên nhân là do trong những tuần cuối của thai kỳ, em bé trong bụng mẹ dần lớn lên khiến tử cung của mẹ cũng phải lớn lên để bao bọc lấy thai nhi. Lúc này, các dây chằng ở vùng bụng, đặc biệt là vùng bụng dưới sẽ bị tử cung chèn ép gây ra hiện tượng đau bụng ở mẹ bầu.

Khi mang thai 38 tuần, mẹ bầu bị xuất hiện các cơn gò đau bụng do các cơ dây chằng bị chèn ép sẽ có các triệu chứng cụ thể như:

  • Bụng đau âm ỉ, đau dữ dội nhất là vùng bụng dưới.

  • Cảm giác giống đau bụng khi đến kỳ kinh.

  • Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi mẹ hắt hơi, ho, vận động mạnh hoặc thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng.

thai-38-tuan-go-cung-bung-dau-lam-ram-2
Mẹ bầu có thể cảm thấy gò cứng bụng đau lâm râm do các cơ dây chằng bị chèn ép

Vận động quá sức

Tập thể dục giúp ích rất nhiều cho sức khỏe bà bầu như ngăn ngừa các cơn đau cơ, khớp, giảm căng thẳng, mệt mỏi, kích thích tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể... Tuy nhiên, vận động quá sức lại là nguyên nhân gây tình trạng thai 38 tuần gò cứng bụng đau lâm râm và đặc biệt có thể gây sảy thai cho mẹ bầu.

Lời khuyên dành cho bà bầu tuần 38 là không nên tập thể dục quá nhiều, chỉ cần duy trì những thói quen sau:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, bơi lội… dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

  • Chỉ có thể đi bộ nhẹ và chậm, trên địa hình bằng phẳng.

  • Thời gian đi bộ không nên quá dài, mỗi ngày khoảng 25 đến 50 phút là đủ tùy thể trạng từng ngường.

thai-38-tuan-go-cung-bung-dau-lam-ram-3
Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng thường xuyên

Tuyệt đối không mang vác vật nặng.

Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đều đặn, đảm bảo ngủ đủ giấc, đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không thức khuya dậy sớm, cố gắng giảm khối lượng công việc hàng ngày...

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi thai nhi được 38 tuần, tử cung tăng kích thước gây áp lực lên đường tiết niệu của bà bầu khiến nước tiểu bị ứ đọng. Nước tiểu ứ đọng trào ngược vào bàng quang rồi lên niệu đạo khiến niệu đạo có nguy cơ nhiễm trùng cao.

Phụ nữ mang thai 38 tuần có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu nếu thấy xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Cảm giác nóng rát, buốt khi đi tiểu.

  • Đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít.

  • Nước tiểu đục, sẫm màu có thể chứa máu.

  • Nước tiểu có mùi khai nồng.

  • Nếu nhiễm trùng nặng có thể sốt nhẹ, mệt mỏi.

thai-38-tuan-go-cung-bung-dau-lam-ram-4
Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân gây các cơn gò cứng bụng

Bong nhau thai

Một trong những nguyên nhân rất nguy hiểm gây gò cứng bụng đau lâm râm là hiện tượng bong nhau thai. Đây là triệu chứng nhau thai không bám vào thành tử cung của mẹ mà đã bị bong ra (có thể bong một phần hoặc bong hoàn toàn).

Ở tuần thứ 38 của thai kỳ, nếu mẹ bầu có những biểu hiện dưới đây thì rất có thể đó là hiện tượng bong nhau thai:

  • Đau bụng âm ỉ, chuyển thành đau quặn dữ dội.

  • Ra nhiều dịch nhầy, có thể kèm theo xuất huyết âm đạo.

  • Cơn co tử cung mạnh và căng cứng.

  • Chóng mặt, ớn lạnh, tụt huyết áp.

Mẹ bầu mang thai 38 tuần gò cứng bụng đau lâm râm có phải sắp sinh

Đây là câu hỏi mà rất nhiều chị em khi thai 38 tuần thắc mắc vì không biết căn cứ vào đâu để xác định.

Dưới đây là những dấu hiệu để mẹ bầu mang thai tháng cuối nhận biết dấu hiệu chuyển dạ:

  • Đau bụng lâm râm nhưng cơn đau không chấm dứt mà kéo dài và càng ngày càng đau quặn hơn, dần dần lan sang hai bên và sau lưng.

  • Cổ tử cung bắt đầu mở rộng ra.

  • Âm đạo ra nước loãng, có mùi tanh và có màu trắng đục.

  • Nếu tình trạng trên xảy ra mà thai phụ không có kiến thức để tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài thì rất nguy hiểm.

Do đó, khi mẹ đau bụng lâm râm, cách an toàn nhất là đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán kịp thời.

thai-38-tuan-go-cung-bung-dau-lam-ram-5
Thai 38 tuần gò cứng bụng có thể là dấu hiệu sắp sinh

Mẹ bầu nên làm gì khi thai 38 tuần gò cứng bụng đau lâm râm

Nếu tình trạng gò cứng bụng đau lâm râm xảy ra và khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Thì bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:

Uống nước ấm

Thiếu nước là nguyên nhân phổ biến của các cơn gò cứng bụng sinh lý. Do đó, nếu tình trạng này diễn ra liên tục, bạn nên uống một cốc nước ấm và nghỉ ngơi một lúc.

Không chỉ cần uống nước ấm mỗi ngày, mẹ bầu cũng nên ngâm mình trong nước ấm 15 phút mỗi ngày để cơ thể được thư giãn, giảm đau nhức.

Thư giãn và hít thở sâu

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thư giãn hàng ngày bằng cách hít thở sâu sẽ tốt hơn cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi. Một trong những cách thư giãn được nhiều mẹ bầu lựa chọn là ngồi thiền hàng ngày để cơ thể được thả lỏng. Biện pháp này không chỉ giúp giảm các cơn gò cứng bụng bụng mà còn giúp điều hòa cơ thể và cảm xúc của bà bầu.

thai-38-tuan-go-cung-bung-dau-lam-ram-6
Mẹ bầu nên nghỉ ngơi và thư giản để giảm đau

Nằm nghiêng

Đôi khi, vị trí nằm của cơ thể gây áp lực lên tử cung, gây ra các cơn co thắt sinh lý. Thai phụ có thể thay đổi tư thế, nằm nghiêng để giúp giảm bớt áp lực lên vùng tử cung. Từ đó giảm cường độ và tần suất các cơn gò bụng ở mẹ.

Vận động nhẹ nhàng

Khi mang thai 38 tuần, cơ thể bạn bắt đầu tăng cân và có thể khó di chuyển. Trong trường hợp này, mẹ bầu có thể chọn vận động nhẹ nhàng tại chỗ, hoặc đi từng bước nhỏ trong sân hoặc công viên gần nhà. Điều này sẽ giúp cơ thể mẹ trao đổi chất tốt hơn và giảm các triệu chứng gò cứng bụng.

Gặp bác sĩ ngay sau khi có dấu hiệu lạ

Nếu những biện pháp trên không thể giúp bà bầu giảm bớt những cơn gò cứng bụng đau lâm râm thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Nếu xuất hiện những cơn gò cứng bụng kèm theo các triệu chứng sau, bà bầu nên nhờ người nhà đưa đi khám ngay.

  • Đau bụng dai dẳng, cơn gò kéo dài 1 giờ.

  • Chảy máu âm đạo hoặc tiết ra chất nhầy màu hồng.

  • Bạn cảm thấy chuyển động của bé chậm lại hoặc dừng lại.

  • Bà bầu cảm thấy không khỏe.

thai-38-tuan-go-cung-bung-dau-lam-ram-7
Mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn

Trên đây là những chia sẻ của Tiếp Thị Gia Đình về thai 38 tuần gò cứng bụng đau lâm râm. Mẹ bầu không nên chủ quan khi cảm nhận những dấu hiệu trên. Nếu mẹ bầu 38 tuần đau bụng lâm râm cùng các triệu chứng khác, hãy đi khám bác sĩ để đảm bảo mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát. Chúc bạn có hành trình làm cha mẹ thuận lợi!

Cùng chuyên mục