Thứ hai, 10/07/2023, 12:26 (GMT+7)

Thai 18 tuần nặng bao nhiêu? Những điều mẹ bầu cần biết

P.V (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Thai 18 tuần nặng bao nhiêu? Đây chắc hẳn là thắc mắc của hầu hết mẹ bầu vào tam cá nguyệt thứ hai. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các mẹ tất tần tật những điều cần biết về thai 18 tuần.

Thai 18 tuần là được mấy tháng?

Để biết thai 18 tuần nặng bao nhiêu? Thì trước hết bạn cần biết thai 18 là khoảng mấy tháng. Theo các chuyên gia nghiên cứu thì công thức tính tuổi thai nhi thai 18 tuần tương ứng với tuổi thai tuần thứ hai của tháng thứ 5. Đây còn được coi là kỳ tam cá nguyệt thứ hai trong giai đoạn mang thai. Bởi giai đoạn này cơ thể bé đã hình thành đầy đủ các cơ quan cần thiết nhất.

Đặc biệt, thai nhi còn có thể cảm nhận tiếng động, âm thanh bên ngoài. Do nước ối lúc này ngày càng nhiều tạo ra môi trường thuận lợi cho bé hoạt động như nhào, lộn, đạp chân, đạp tay trong bụng mẹ. Bởi vậy, có nhiều lúc mẹ sẽ có cảm giác như có cái gì đang động đậy trong bụng mình vậy. 

thai-18-tuan-nang-bao-nhieu-1
Thai 18 tuần là được mấy tháng?

Thai nhi 18 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Cân nặng thai nhi 18 tuần bao nhiêu là chuẩn? Theo thông tin của Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), cân nặng thai nhi 18 tuần sẽ rơi vào khoảng 0,18kg và dài khoảng 14,22cm từ đầu đến mông. Còn cân nặng của mẹ có thể sẽ tăng thêm 4kg so với trước khi có thai.

Ngoài cân nặng và chiều dài của con, mẹ cũng có thể cần chú ý thêm các chỉ số thai nhi 18 tuần khác như:

  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): Từ 37 – 43mm, trung bình là 39mm.
  • Chiều dài xương đùi của thai nhi (FL): Từ 23 – 28mm, trung bình là 25mm.
  • Chu vi bụng của thai nhi (AC): Từ 116 – 136mm, trung bình là 133mm.
  • Chu vi đầu của trẻ (HC): Từ 138 – 157mm, trung bình là 151mm.
  • Cân nặng ước tính của thai nhi (EFW): Từ 192 – 255g, trung bình là 223g.

Thai nhi 18 tuần phát triển như thế nào?

Chắc hẳn bây giờ mẹ đã biết về thai 18 tuần nặng bao nhiêu rồi đúng không? Mời các mẹ tham khảo tiếp bài viết dưới đây để có thêm thông tin về những cột mốc trong quá trình phát triển của con nhé!

Sự di chuyển của thai 18 tuần 

Sự phát triển của thai 18 tuần hay còn được gọi là giai đoạn giữa tam cá nguyệt thứ 2 trong quá trình mang thai. Cơ thể đã hình thành gần xong, thận có thể tạo ra nước tiểu và tóc trên da đầu của trẻ đã bắt đầu mọc. Một lớp phủ bảo vệ dạng sáp, có tên là vernix caseosa, đang hình thành trên làn da của trẻ để ngăn cơ thể trẻ bị ngấm nước ối.

Lúc này, thai nhi đang vận động với một trò chơi mới, đó là gập chân và tay. Những biểu hiện này mẹ có thể cảm nhận rõ hơn trong thời gian tới.

thai-18-tuan-nang-bao-nhieu-2
Sự vận động của thai nhi trong tuần thai thứ 18

Thai nhi bắt đầu biết ngáp

Ngoài những vận động đạp, đá, lộn thì thai nhi lúc này cũng biết ngáp thành thạo cùng với nấc cụt. Mẹ sẽ cảm nhận được điều này trong giai đoạn bầu này. Hoặc mẹ có thể thấy con ngáp khi siêu âm.

Hệ thần kinh của thai nhi đang phát triển và dần hoàn thiện 

Thai nhi ở tuần thứ 18 sẽ hình thành một mạng lưới các dây thần kinh, được bao phủ myelin; giúp tăng tốc độ truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh với nhau. Ngoài ra, thai nhi 18 tuần cũng đang hình thành các kết nối phức tạp hơn. Não của trẻ cũng đang tiếp tục phát triển những cơ quan phục vụ các giác quan như xúc giác, khứu giác, thị giác, vị giác và thính giác. 

Thai 18 tuần đã nghe được giọng nói của mẹ

Thai 18 tuần đã nghe được giọng nói của mẹ, vì vậy, hãy đọc lớn, nói chuyện với bé hoặc hát những giai điệu hạnh phúc khi mẹ muốn. Ngoài ra việc cho bé đọc truyện, nghe nhạc,... cũng là một cách hiệu quả để giúp não bộ của trẻ phát triển. 

thai-18-tuan-nang-bao-nhieu-3
Cho bé nghe nhạc để phát triển não bộ

Đã biết trai hay gái ở thai 18 tuần chưa? 

Vào tuần thai thứ 18, mẹ sẽ biết được con trai hay con gái qua kết quả siêu âm. Nếu mang thai con gái, mẹ sẽ thấy các ống dẫn trứng và tử cung lúc này đã ở đúng vị trí. Và nếu mang thai con trai, trong lần siêu âm mẹ đã có thể thấy bộ phận sinh dục của con. 

Theo các chuyên gia, thai 18 tuần là khoảng thời gian lý tưởng và chính xác nhất để mẹ xác định giới tính của con, độ chính xác có thể đạt tới 90%. Ngoài ra, việc xác định giới tính thai nhi có chính xác hay không đôi khi sẽ phụ thuộc vào tư thế nằm của bé có che mất cơ quan sinh dục hay không, máy móc có hiện đại không và chất lượng tay nghề bác sĩ. Hoặc bạn có thể tiếp tục siêu âm và xác định giới tính của con ở tuần 22 – 26.

thai-18-tuan-nang-bao-nhieu-4
Đã biết trai hay gái ở thai 18 tuần chưa? 

Sự thay đổi cơ thể mẹ bầu khi mang thai 18 tuần

Cùng với sự phát triển không ngừng của thai nhi, cơ thể mẹ cũng có sự thay đổi khi mang bầu 18 tuần. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những sự thay đổi này để giúp mẹ có tâm lý chuẩn bị trước. 

Nhức mỏi đau lưng

Mang thai 18 tuần, triệu chứng đau nhức mỏi lưng ở thai phụ là vô cùng phổ biến. Nguyên nhân của triệu chứng này là do sự thay đổi nội tiết tố của thai phụ, hormone trong cơ thể phụ nữ tăng lên trong đó có relaxin. Đây là một loại hormone có tác dụng làm giãn nở khung xương chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở về sau. Vì vậy, giai đoạn này, thai phụ luôn cảm thấy đau mỏi lưng. 

thai-18-tuan-nang-bao-nhieu-5
Nhức mỏi lưng là triệu chứng phổ biến khi mang thai

Đầy hơi, ợ nóng

Trong quá trình mang thai, hiện tượng đầy hơi ợ nóng xảy ra thường xuyên hơn, đặc biệt là ở tuần thai kỳ thứ 18 trở đi. Do sự biến đổi thường xuyên nồng độ hormone trong thai kỳ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, lượng progesterone tăng cao có vai trò làm tử cung giãn nở, nhưng cũng đồng thời ảnh hưởng đến van dạ dày khiến acid dạ dày bị tràn ra gây hiện tượng đầy hơi, ợ chua. 

Ngoài ra việc, kích thước thai nhi tăng gây áp lực lên ổ bụng, chèn ép lên dạ dày và khiến dịch vị dạ dày dễ trào ngược lên. Đây chính là lý do khiến cơ thể thai phụ luôn đầy hơi, ợ chua, ợ nóng vào cuối thai kỳ. 

thai-18-tuan-nang-bao-nhieu-6
Đầy hơi, ợ nóng vào tuần thai thứ 18

Chân bị phù

Chân bị phù hay còn được hiểu là hiện tượng máu xuống chân, đây là hiện tượng phổ biến của thai phụ trong quá trình mang thai. Theo chuyên gia, nguyên nhân của hiện tượng phù chân khi mang thai là do thai nhi tăng trưởng về kích thước, tử cung của mẹ cũng lớn dần lên để có đủ không gian cho bé. Vì vậy, khi thai nhi tăng áp lực trong ổ bụng của mẹ, từ đó khiến cho các tĩnh mạch vùng chậu của mẹ bị chèn ép làm cho máu khó chảy về tim cuối cùng dẫn đến hiện tượng phù chân. Triệu chứng này khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc đi lại và cảm thấy mệt mỏi. 

thai-18-tuan-nang-bao-nhieu-7
Chân mẹ bị phù ảnh hưởng đến việc đi lại

Da bị rạn

Rạn da ở mẹ bầu rất phổ biến, là quá trình da bị kéo căng quá mức mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến nhiều chị em lo lắng. Nguyên nhân của hiện tượng này là thai nhi trong bụng tăng kích thước liên tục khiến cho các sợi collagen và các tổ chức đàn hồi dưới da bị đứt gãy do da căng lên, hình thành nên các vết rạn. Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai thai nhi và nhau thai tiết ra một lượng lớn hormone progesterone và estrogen kích thích sự hình thành các phân tử tiền hắc tố melanin làm tăng sắc tố của da làm cho các vết rạn da sẫm màu hơn. 

thai-18-tuan-nang-bao-nhieu-8
Mẹ bầu bắt đầu bị rạn da khi bước vào giai đoạn này

Chuột rút 

Chuột rút khi mang thai ở tuần thứ 18 là hiện tượng tương đối phổ biến đối với bà bầu. Bởi lúc này, trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng gây áp lực lên các cơ bắp ở chân. Ngoài ra, tử cung ngày càng to làm tăng áp lực lên các mạch máu đưa máu về tim và các dây thần kinh từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép, gây ra hiện tượng chuột rút. 

thai-18-tuan-nang-bao-nhieu-9
Chuột rút khi mang thai ở tuần thứ 18

Chế độ ăn uống cho mẹ bầu thai tuần thứ 18

Chế độ ăn uống cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 18 khoa học hợp lý là lời khuyên của bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển toàn diện. 

Trong giai đoạn này bạn nên lựa chọn nhiều loại thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin cao, duy trì uống sữa mỗi ngày, tăng cường bổ sung sắt và canxi cho cơ thể, các thực phẩm như cá và trứng, thịt bò cũng là những thực phẩm không thể bỏ qua. 

Mẹ bầu không nên ăn thức ăn tái sống, chưa được tiệt trùng và không rõ nguồn gốc. Ngoài ra hạn chế ăn một số thực phẩm đóng hộp, đông lạnh, nướng không tốt cho thận, tăng huyết áp, gây rối loạn đường tiêu hóa, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của thai nhi.

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không được uống rượu bia, cà phê, đồ uống có ga. Nó không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ mà còn làm xuất hiện hội chứng rượu bào thai nguy hiểm. 

thai-18-tuan-nang-bao-nhieu-10
Chế độ ăn uống lành mạnh dành cho bà bầu

Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 18

Mẹ bầu trong tuần thai thứ 18 các cơn ốm nghén đã có dấu hiệu giảm dần. Vì vậy, mẹ bầu có thể ăn uống thoải mái các loại thực phẩm có chứa carbohydrate, các loại trái cây và rau củ quả. Nên tăng cường bổ sung protein và các thực phẩm từ sữa, chất béo lành mạnh, mật ong…

Trong tuần thai thứ 18, mẹ bầu nên ăn thêm cá hồi vì đây là loại cá chứa nhiều axit béo omega-3 giúp cho sự phát triển của não bộ và mắt bé.

Trong thời gian này, nhiều mẹ bầu sẽ xuất hiện triệu chứng chóng mặt mỗi khi mẹ thay đổi tư thế do huyết áp không được ổn định. Vì thế khi thay đổi tư thế mẹ nên cẩn trọng hơn, từ từ đứng dậy và di chuyển để tránh bị ngã. 

Các cơn đau lưng, chuột rút,... cũng bắt đầu diễn ra, vì vậy mẹ bầu nên tập thể dục đều đặn để thuyên giảm các cơn đau và dễ ngủ hơn. Hãy luôn thả lỏng tinh thần, giữ cảm xúc luôn vui vẻ. Ngoài ra, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi tình hình phát triển của bé mẹ nhé! 

thai-18-tuan-nang-bao-nhieu-11
Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 18

Đọc đến đây, chắc hẳn các bạn đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi: Thai 18 tuần nặng bao nhiêu? Hy vọng những kiến thức làm cha mẹ này sẽ giúp ích được cho bạn. Việc nhận biết những biến đổi, sự phát triển của thai nhi 18 tuần vô cùng quan trọng mà bố mẹ nên lưu ý. 

Câu hỏi thường gặp

Dấu hiệu thai 18 tuần khỏe mạnh?

Phụ nữ mang thai tuần 18 có thể thấy được những chuyển động cơ thể của con rõ ràng hơn. Thai nhi cử động trung bình từ 16 – 45 lần/ngày và khoảng cách tối đa giữa các lần bé cử động là 50 – 75 phút. Vào thời gian con ngủ, sẽ không có hiện tượng thai máy.

Thai 18 tuần bụng đã to chưa?

Bụng bầu 18 tuầnTử cung của mẹ tiếp tục lớn hơn. Do đó, khi xem kết quả siêu âm thai 18 tuần cũng sẽ rõ ràng hơn. Tất nhiên, cơ thể của mỗi mẹ bầu là khác nhau. Có những mẹ thì bụng lớn rõ ràng, nhưng có mẹ thì bụng vẫn còn nhỏ và nếu không để ý kỹ thì sẽ không ai biết là mẹ đang mang bầu.

Thai nhi 18 tuần biết đạp chưa?

Khi thai 18 tuần tuổi, ba mẹ đã có thể xác định được giới tính của con bằng hình thức siêu âm. Ngoài ra, một số thai nhi đã bắt đầu có những chuyển động như đạp chân, xoay người, lật người, duỗi người. Do đó, một vài mẹ bầu đã bắt đầu cảm nhận được cảm giác thai máy từ giai đoạn này.

Làm thế nào để tạo môi trường an toàn cho thai nhi ở tuần 18?

Để tạo môi trường an toàn cho thai nhi, bạn cần:

  • Tránh tiếp xúc với các chất gây hại như hóa chất độc hại và thuốc lá.
  • Đảm bảo rằng bạn ăn uống đủ chất dinh dưỡng và tránh thực phẩm không an toàn.
  • Thực hiện các cuộc kiểm tra thai kỳ định kỳ để đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
Cùng chuyên mục