Thứ hai, 01/01/2024, 11:03 (GMT+7)

Sự khác biệt giữa Tết Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc?

Tết Dương lịch là ngày lễ ý nghĩa của nhiều đất nước cũng như các nền văn hóa của rất nhiều dân tộc trên thế giới. Với ba nước Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc, ngày Tết Dương lịch có điểm gì khác biệt?

Nguồn gốc của ngày Tết Dương lịch

Tết Dương lịch rơi vào ngày 1/1 hàng năm. Đây là ngày Tết có nguồn gốc từ thời cổ đại và Đế quốc La Mã là quốc gia đầu tiên chọn ngày 1/1 là ngày khởi đầu năm mới.

Ban đầu, nhiều người không đồng ý ngày 1/1 là ngày đầu năm mới mà chọn ngày 25/3 là ngày phân xuân. Lý do được đưa ra bởi họ cho rằng ngày 1/1 không gắn liền với vụ mùa hay thời điểm hoa màu trổ bông.

Tết Dương lịch ở nhiều quốc gia được coi là ngày lễ lớn nhất trong năm. Ngày lễ này thường có pháo hoa vào lúc 0h00 ngày 1/1. Đồng thời, vào ngày này, người lao động, học sinh, sinh viên được nghỉ học, nghỉ làm để mừng năm mới.

Tết Dương lịch ở Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc có gì khác nhau?

Ngày Tết Dương lịch ở mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa sẽ có những nét đặc trưng riêng. Với ba nước châu Á là Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc, ngày Tết Dương lịch có gì khác nhau? Chúng ta hãy so sánh dựa trên các yếu tố như cách thức và phong tục đón Tết.

Cách thức đón tết

Tết Dương lịch ở Việt Nam

anh 1
Người dân náo nức tham dự sự kiện Countdown tại Hà Nội.

Ở Việt Nam, Tết Dương lịch là một trong những ngày lễ lớn. Các cơ quan, công sở, người lao động, học sinh - sinh viên sẽ được nghỉ để chào đón năm mới.

Vào ngày lễ này, các gia đình sẽ thường về quê thăm ông bà, cha mẹ hoặc đi du lịch để thư giãn sau một năm làm việc vất vả. Trong đêm giao thừa, các thành phố lớn cũng tổ chức bắn pháo hoa để chào đón năm mới. Các chương trình nghệ thuật được tổ chức hoành tráng để cùng người dân đón một năm mới.

Tết Dương lịch ở Trung Quốc

Ở Trung Quốc, ngày Tết quan trọng nhất vẫn là Tết Âm lịch. Vậy nên ở đất nước này, có rất nhiều cách để đón Tết Dương lịch. Có thể kể đến 2 hình thức đón Tết Dương phổ biến ở Trung Quốc như:

- Tổ chức liên hoan, các hoạt động tập thể hoặc treo biểu ngữ để chào đón năm mới. Hiện nay, người dân ở đất nước này cũng chọn đi du lịch trong dịp nghỉ lễ đầu năm hoặc cùng nhau ngắm pháo hoa chào năm mới.

anh 2
Người dân Trung Quốc đón Tết Dương lịch.

- Ở một số vùng nông thôn, người dân vẫn sẽ có những hoạt động như mổ gà, cúng thần linh, đốt pháo hoa và quây quần ăn cơm đoàn viên để đón chào năm mới.

Tết Dương lịch ở Hàn Quốc

Dịp Tết Dương lịch, người Hàn Quốc thường có phong tục ngắm mặt trời mọc ngày đầu năm. Người dân Hàn Quốc tin rằng khi được chứng kiến khoảnh khắc mặt trời mọc lên sau lớp mây mù buổi sớm, cả năm họ sẽ được mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn, “cầu được ước thấy”.

anh 3
Bắn pháo hoa đón Tết ở Hàn Quốc.

Một trong những địa điểm nổi tiếng đón mặt trời mọc đầu năm ở Hàn Quốc chính là bãi biển ở xã Homigot, huyện Nam, thành phố Pohang, tỉnh Bắc Gyeongsang.

Ăn gì ngày Tết Dương lịch?

Ở Việt Nam, ngày Tết lớn nhất vẫn là Tết Âm lịch. Trong ngày đầu năm mới, việc ăn uống của người dân thường khá thoải mái.

Những người thích tự do có thể lựa chọn đi chơi xa cùng nhau, thưởng thức những món ngon mình thích. Những gia đình có truyền thống sum họp ngày đầu năm thường sẽ cùng nhau nấu các món ăn ngon và quây quần dùng bữa.

anh 4
Người Trung Quốc thường ăn bánh sủi cảo đầu năm mới.

Ở Trung Quốc, mọi người sẽ ăn bánh sủi cảo, bánh trôi. Bánh sủi cảo có hình giống như thỏi bạc thời cổ đại nên các vào ngày lễ lớn, mọi người đều sẽ ăn sủi cảo với ngụ ý tốt lành, giàu có. Còn bánh trôi tròn lại mang ý nghĩa đoàn viên, sum vầy.

Đây là một phong tục của đa số các gia đình ở Trung Quốc, tuy rất đơn giản nhưng đủ để gợi lên không khí gia đình, cũng là một cách để tụ họp, quây quần bên nhau trong ngày nghỉ lễ.

anh 5
Canh bánh gạo, một loại canh truyền thống của người Hàn Quốc.

Ở Hàn Quốc, ngày đầu năm mới 1/1, người dân sẽ ngắm mặt trời mọc và tham gia lễ hội đón chào năm mới ngay trên bãi biển. Sau khi ngắm mặt trời, mọi người sẽ xếp hàng để nhận phát canh bánh gạo miễn phí, một loại canh truyền thống mà người Hàn Quốc thường ăn trong dịp năm mới.

Ý nghĩa ngày Tết Dương lịch

Tuy mỗi đất nước có hình thức và phong tục đón Tết Dương lịch khác nhau, nhưng ngày Tết này vẫn có những ý nghĩa chung cho tất cả các dân tộc trên thế giới như:

Tết Dương lịch là thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, đồng thời là ngày lễ lớn của rất nhiều quốc gia.

Đây cũng là ngày mà tất cả người dân đều mong cầu những điều tốt đẹp, ý nghĩa, những khởi đầu thuận lợi và may mắn cho năm mới.

Tết Dương lịch còn là một dịp để người người, nhà nhà có thời gian sum họp, quây quần bên nhau để gắn bó, sẻ chia, thắt chặt tình cảm cũng như thể hiện sự biết ơn giữa các thế hệ trong gia đình.

Từ khóa:
Cùng chuyên mục