So sánh thú vị giữa kích thước thai nhi với rau củ quả
(Tiepthigiadinh) - So sánh kích thước thai nhi với rau củ quả sẽ giúp mẹ bầu có cảm nhận rõ ràng hơn về bé yêu trong suốt thai kỳ.
Giống như các loại rau và hoa quả trên thế giới, các em bé cũng phát triển từ từ theo từng giai đoạn một. Để giúp bạn hình dung được sự phát triển của thai nhi mỗi tuần, tờ Pregnancy đã mời các chuyên gia chuyên về phát triển bào thai và người trồng rau tới để so sánh và đưa ra được lời giải đáp phù hợp nhất.
Dù bạn có thể đã nghi ngờ (hoặc hi vọng) mình mang thai, bạn sẽ không thể nào dò ra được mình mang thai hay chưa bằng que thử thai trong tuần đầu tiên. Bởi lúc 4 tuần tuổi, em bé của bạn chỉ bằng hạt giống của cây thuốc phiện.
Tại tuần thai thứ 5, bé cũng chỉ lớn bằng một hạt vừng. Tuy nhiên, lúc này bé giống như một chú ếch con và trái tim cũng bắt đầu đập.
Tới tuần thứ 6, bé đã lớn gần bằng một hạt đậu lăng. Tuy nhiên hạt đậu lăng của bạn chỉ dài khoảng 0,635cm mà thôi.
Kích thước tại tuần thứ 7 của bé có sự thay đổi lớn khi lớn gấp đôi kích thước cũ. Lúc này bé dài khoảng 1,27 cm và lớn bằng một trái việt quất.
Tại tuần thứ 8, bé lớn bằng một hạt đậu tây và dài hơn trước một tí. Nhưng bé có thể di chuyển và chuyển động không ngừng trong tử cung bạn.
Tuần thứ 9, bé lớn bằng một quả nho và dài khoảng 2,54cm. Mi mắt vẫn nhắm nghiền nhưng mắt đã thành hình rõ.
Bé chỉ nhỉnh hơn 2,54cm một chút và nặng khoảng 7,08g, bằng kích cỡ của một quả quất vàng khi ở tuần thứ 10 thai kỳ.
Tại tuần thứ 11, thai nhi đã dài được 3,81cm và to bằng một quả sung. Lúc này bé đã biết đá và co duỗi người, nhưng bạn sẽ không cảm nhận được sự nảy lên hay chuyển động của bé đâu bởi bé vẫn còn quá nhỏ.
Ở tuần thứ 12, quả chanh lá cam bé nhỏ của bạn nặng khoảng 14,18g và dài hơn 5cm.
Tuần thứ 14: quả chanh của bạn có một sự thay đổi vượt bậc khi dài 8,89cm và nặng 42,53g. Lúc này bé đã biết cau mày, nhăn nhó, liếc mắt và đi “tè” trong bụng bạn. Tuần này bé cũng có thể mút ngón tay nữa.
Chỉ nhỉnh hơn kích thước ở tuần 17 một chút, kích thước ở tuần thứ 18 của bé lúc này bằng một quả ớt chuông. Nếu mang thai bé trai thì khi siêu âm bạn có thể thấy rõ “quả ớt chuông” của con trai dù bé hay ngượng ngùng che giấu nó. Còn nếu mang thai bé gái thì cơ thể bé lúc này cũng đang hoàn chỉnh dạ con và ống dẫn trứng.
Tuần thứ 20, em bé nhà bạn có kích cỡ của một quả chuối khi dài khoảng 16,51cm tính từ đầu tới mông hay 25,4cm tính từ đầu tới gót chân và nặng 297,68g. Lý do tại sao thời điểm này lại có hai chỉ số chiều cao là bởi trước đó, chân các bé thường được cuộn lại nên rất khó có thể đánh giá. Bắt đầu từ tuần tiếp theo, chỉ số chiều cao đánh giá từ đầu tới chân sẽ là chủ chốt.
Nặng 450g, dài 27,94cm chính là kích thước quả bí ruột vàng nhà bạn ở tuần thứ 22 khi phát triển đủ hình hài cùng với những đường nét nhỏ xíu riêng biệt với môi, mi mắt và lông mày.
Hãy chắc chắn là những người thân yêu của bạn sẽ thủ thỉ những lời ngọt ngào với cây hành tăm nặng 750g, dài 35,56cm nhà bạn nhé. Bởi ở tuần thứ 26, bé có thể nghe được tiếng nói của bạn và của những người khác bạn nói chuyện cùng.
Một trái cà tím lớn và xinh xắn là hình ảnh phát triển của bé tại tuần thứ 28 khi nặng hơn 1kg và dài gần 38,1cm. Lúc này bé có thể cử động mắt, thậm chí là nháy mắt.
Sự phát triển của bé ngày càng thấy rõ khi nặng 1,69kg và dài 42,55cm. Tại tuần thứ 32 này, ước tính kích thước bé bằng một củ đậu.
Quả dứa là hình ảnh tượng trưng của bé yêu khi tuần thứ 33 với cân nặng hơn 1,8kg, dài 43,18cm. Thời điểm này bé cũng mất dần các vết nhăn, những đường nét xa lạ và bộ xương các ngày càng cứng cáp hơn.
Bạn có thể chú ý thấy những cú đá của bé ngày một chậm bởi không gian trong bụng mẹ ngày càng chật chội khi tại thời điểm này bé đã nặng 2,36kg và dài khoảng 45,72cm, tương đương với một quả dưa xanh.
Quả bí ngô là kích thước của bé ở tuần thứ 40. Trung bình các bé mới sinh dài khoảng 50,8 cm và nặng 3,38kg.