Những thực phẩm không được dùng khi đang uống thuốc
Một số thực phẩm có thể nâng cao hiệu quả của thuốc nhưng một số lại làm giảm tác dụng. Thậm chí, có sự kết hợp còn dẫn đến cục máu đông hoặc tổn thương gan…
Tôm và vitamin C
Không nên ăn tôm trước và sau 2 giờ uống vitamin C. Vì chất hóa học đồng có trong tôm sẽ oxy hóa vitamin C và làm mất tác dụng của vitamin, thậm chí có thể gây nguy hiểm.
Bưởi và một số loại thuốc
Nước bưởi làm tăng sự hấp thụ thuốc quá nhiều vào máu, có thể gây nguy hiểm. Không nên ăn bưởi khi uống một số loại thuốc sau:
- Một số thuốc chống dị ứng: có thể gây tử vong cho những người bị bệnh tim
- Các thuốc an thần, thuốc ngủ: gây ra cảm giác chóng mặt
- Thuốc làm giảm cholesterol: khiến cho một lượng lớn thuốc đọng lại trong cơ thể, không phát huy được tác dụng, dẫn đến tổn thương gan và suy nhược cơ bắp, dùng nhiều có thể dẫn đến suy thận
Dù ăn hoặc uống nước ép bưởi vài giờ trước hoặc sau khi bạn uống thuốc vẫn có thể còn nguy hiểm, vì vậy tốt nhất là tránh hoặc hạn chế loại thực phẩm này.
Chuối và thuốc lợi tiểu
Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được phép dùng chung với thuốc lợi tiểu. Nếu dùng chung sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.
Nước ép trái cây và thuốc chống dị ứng
Các loại nước ép trái cây như: táo, cam, bưởi… ức chế peptide vốn vận chuyển thuốc từ đường ruột vào máu. Sự kết hợp của các loại nước quả này với thuốc chống dị ứng khiến hiệu quả của thuốc trong việc ngăn chặn hắt hơi, sổ mũi giảm tới 70%. Do đó, nên uống nước ép trái cây cách thời điểm uống thuốc chống dị ứng ít nhất 4 giờ.
Rau lá xanh và thuốc làm loãng máu
Nếu đang dùng thuốc làm loãng máu như warfarin, bạn nên chú ý đến lượng rau xanh bạn ăn. Các loại rau như: rau chân vịt, cải xoăn và bông cải xanh… giàu vitamin K, có vai trò trong quá trình đông máu. Do đó, các loại rau này có thể đảo ngược tác dụng của thuốc làm loãng máu như warfarin.
Nhân sâm và các loại thuốc
Nhân sâm có thể gây nên tăng huyết áp vì thế nó rất nguy hiểm với bệnh nhân tăng huyết áp hoặc với thai phụ nếu dùng sai cách. Ngoài ra, nhân sâm còn làm chảy máu khi dùng thuốc aspirin, thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen và ketoprofen…
Sữa và thuốc kháng sinh
Sữa không phải là loại chất lỏng được chỉ định để uống kèm với thuốc vì nó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt của cơ thể. Các nghiên cứu cho biết các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai và sữa chua có thể cản trở sự hấp thụ kháng sinh tetracycline và quinolone. Canxi liên kết với kháng sinh trong đường tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thụ và hiệu quả của thuốc. Tốt nhất, bạn nên dùng thuốc kháng sinh ít nhất 4 giờ giờ trước hoặc sau khi uống sữa.
Trà xanh và thuốc chống ung thư, viên sắt
Trà xanh là đồ uống có nhiều chất chống ôxy hóa, có khả năng “đánh bại” những tế bào ung thư, nhưng khi uống trà xanh cùng thuốc chống ung thư thì tác dụng này hầu như không còn nữa.
Bạn cũng không nên uống trà khi đang uống viên sắt. Hợp chất tanin sẵn có trong trà kìm hãm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Vì thế uống nước trà trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém hoặc không có hiệu quả. Trường hợp cần, có thể uống vào thời điểm tối thiểu 1,5 giờ sau khi uống thuốc.
Đồ uống chứa caffeine và thuốc chống loạn thần
Thuốc chống loạn thần giúp điều trị những người bị tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và rối loạn trầm cảm nặng.
Nhưng dùng thuốc cùng với đồ uống chứa caffeine như trà hoặc cà phê có thể khiến cơ thể bạn hấp thụ ít thuốc này hơn so với khi bạn uống với nước. Caffeine có thể làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc chống loạn thần, dẫn đến tăng nhịp tim và huyết áp.
Rượu và thuốc giảm đau
Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, chống trầm cảm và trị tiểu đường… có thể gây ra nhiều biến chứng khi tương tác với rượu. Người uống có thể chóng mặt, buồn ngủ, mất tập trung, tổn thương gan khi uống chung. Đặc biệt, tránh uống rượu nếu đang dùng thuốc giảm đau cần kê đơn như tramadol, gabapentin và codeine bởi sẽ gây ra buồn ngủ nghiêm trọng, buồn nôn.
Lưu ý: Bạn phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc để kiểm tra xem có bất kỳ loại thực phẩm nào không nên dùng hay không. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về chế độ ăn khi uống thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
- Mắc cúm A có tự dùng thuốc Tamiflu được không?
- Những trái cây quen thuộc mà chị em nên tránh khi “đến tháng”
- Chuyên gia chỉ cách phòng ngừa biến thể COVID-19 JN.1 cho trẻ em
- Những thực phẩm để lâu vẫn có giá trị tốt
- Mắc cúm A có tự dùng thuốc Tamiflu được không?
- Cẩn trọng với những dấu hiệu về đêm cảnh báo bệnh tật
- Cẩn thận với những loại vi khuẩn trong món ăn tươi sống quen thuộc
- Đừng nhầm lẫn: Tuổi sinh học của cơ thể khác hoàn toàn tuổi thật