Thứ tư, 22/11/2023, 14:57 (GMT+7)

Những lưu ý để giảm nguy cơ cháy nổ, mất an toàn cho gia đình

Nguy cơ cháy nổ do các thiết bị nội thất có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Do đó, bạn cần lưu ý các hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn cho gia đình.

Nguyên nhân gây cháy nổ trong khu dân cư, nhà ở

Có nhiều nguyên nhân gây ra những vụ cháy nổ trong khu dân cư, nhà ở. Trong đó, có một số lý do chính như sau:

Hệ thống nguồn điện không an toàn

Nguồn điện là một trong những nguyên nhân hàng đầu và phổ biến gây ra các vụ cháy nổ. Khi hệ thống điện không được kiểm tra, bảo trì thường xuyên, nó có thể bị rò rỉ, chập cháy.

chay-no 1

Sử dụng, lưu trữ những loại hóa chất nguy hiểm

Một số loại hóa chất cũng là nguy cơ cháy nổ nếu không biết cách sử dụng và bảo quản đúng. Do vậy, cần đặt chúng ở nơi thông thoáng, giữ cách khỏi mặt đất và cách xa nguồn bức xạ. Tránh đặt những vật liệu dễ cháy gần nơi đây, nhiệt độ không quá 125°F (52°C).

Không tuân thủ quy định về PCCC

Việc không tuân thủ các quy định về an toàn Phòng cháy chữa cháy có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho gia đình bạn cũng như cộng đồng. Ví dụ, đốt lò sưởi trong nhà nhưng trang bị biện pháp an toàn, đặt các vật dễ cháy cạnh bếp nấu lửa…

Những lưu ý để ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ trong gia đình

Khu vực phòng bếp

Đối với khu vực bếp nấu, cần lưu ý những điều sau:

  • Cất giữ bao diêm, bật lửa tránh xa khu vực bếp. Nếu nhà có trẻ em thì nên đặt ở vị trí cao khó với tới.

  • Làm sạch bếp nấu, lò nướng, lò vi sóng định kỳ.

  • Đặt nồi giữa trung tâm bếp nấu, không bật lửa quá lớn.

  • Đối với bếp điện, bếp từ, không để dây điện phía trên bếp vì đây khi nấu sẽ bốc nhiệt lên cao. 

  • Tắt bếp sau khi sử dụng.

  • Lắp đặt thiết bị báo khói trong khu vực bếp. Đồng thời, tránh lắp gần cửa sổ, cửa ra vào.

  • Đối với tủ lạnh, nên đặt ở vị trí có khoảng trống nhỏ để có không khí lưu thông xung quanh, tránh tích nhiệt lớn.

chay-no 4

Khu vực phòng thờ

Khu vực thờ cúng thường xuyên có lửa từ nến, hương... do đó cần hết sức cẩn thận, đề phòng hỏa hoạn.

  • Nên bố trí tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ là vật liệu chống cháy.

  • Đèn, hương, nến cần được đặt chắc chắn trên các vật chống cháy và cách xa các vật dễ cháy như giấy tiền, vàng mã, nến…

  • Chỉ đốt đèn, nến và thắp hương khi có người lớn trong nhà có thể trông chừng. 

  • Khi đốt vàng mã cần trông coi, có che chắn cẩn thận để tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa.

chay-no 5

Khu vực phòng tắm

Đừng chủ quan vì nghĩ nhà tắm ẩm ướt, nhiều nước mà không có nguy cơ cháy nổ. Hãy cẩn trọng những điều dưới đây: 

  • Lắp đặt máy nóng lạnh, máy sưởi trên cao và cách xa khu vực bồn rửa, bồn tắm, vòi sen.

  • Bật máy nóng lạnh, máy sưởi ở nhiệt độ vừa phải, tránh tăng nhiệt quá cao. 

  • Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

  • Bảo vệ khu vực có dây điện, ổ cắm.

  • Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị định kỳ.

chay-no 6

Khu vực phòng ngủ

Phòng ngủ là không gian riêng tư có chứa nhiều vật liệu dễ cháy như chăn, màn, quần áo, thảm… Bạn cần lưu ý:

  • Không hút thuốc trong phòng

  • Ưu tiên sử dụng đệm chống cháy. Nếu hỏa hoạn xảy ra, nó có thể cản lửa.

  • Sử dụng bàn là đúng cách. Không đổ nước lên quần áo khi đang là và không được là quần áo đang ướt.

  • Không nên cắm sạc điện thoại, máy tính và các thiết bị tương tự qua đêm.

  • Lắp đặt thêm thiết bị báo khói nếu có thể.

chay-no

Khu vực phòng khách

Phòng khách là không gian sinh hoạt chung, có sử dụng nhiều thiết bị điện tử. Do đó, hãy lưu ý:

  • Hạn chế dùng đèn halogen vì nó có nguy cơ gây hỏa hoạn cao.

  • Sử dụng hệ thống dây điện với công suất và kích thước phù hợp.

chay-no 7

(Nguồn ảnh: Freepik)

Cùng chuyên mục