Nhập viện cấp cứu do ăn hạt củ đậu trong vườn nhà
Người bố cùng 2 con ở Vĩnh Phúc phải vào viện cấp cứu sau khi ăn hạt cây củ đậu luộc chín.
3 bố con ngộ độc ăn hạt củ đậu
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, bệnh viện đã tiếp nhận 3 trường hợp ngộ độc trong cùng 1 gia đình vào tối ngày 13/11. 3 trường hợp ngộ độc gồm bố (tên 34 tuổi) và 2 con cùng trú tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
Người bố kể rằng ngày 13/11, anh ra vườn thấy cây củ đậu có hạt nên hái và luộc ăn cơm tối. Người bố ăn nhiều hơn, còn 2 người con ăn thẻ thấy đằng nên không ăn nữa. Khoảng 15 phút sau ăn, người bố xuất hiện triệu chứng như buồn nôn, nôn, chóng mặt nên người mẹ đã đưa 3 bố con vào viện cấp cứu.
3 bố con được các bác sĩ của bệnh viện chẩn đoán bị ngộ độc Rotenon, một chất độc có trong hạt củ đậu. May mắn được cấp cứu kịp thời nên tình trạng người bố đã ổn định. 2 người con ăn ít nên biểu hiện ngộ độc không rx ràng, được theo dõi tại khoa Nhi.
Rotenon trong hạt củ đậu nguy hiểm thế nào?
Củ đậu là món ăn vặt được nhiều người Việt ưa thích. Có 80-90% thành phần của loại củ đậu là nước. Củ đậu có vị ngọt, mát và chứa các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ có phần củ của cây củ đậu ăn được. Các phần lá, hoa, quả và hạt của cây củ đậu lại chứa chất tephrosin và rotenon.
Rotenon là một chất độc thần kinh, được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu và chữa bệnh ngoài da như ghẻ, lở… Chất này khi đi vào trong cơ thể có thể gây ngộ độc, thậm chí bị đau bụng dữ dội, co giật toàn thân, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, suy hô hấp, thậm chí tử vong. Thời gian phát bệnh thường từ 5 phút - 1 giờ sau khi ăn phải Rotenon. Triệu chứng có thể tiến triển nhanh và nặng có thể tử vong trong thời gian từ 2 - 5 giờ. Nếu được kiểm soát tốt, triệu chứng nặng nề nhất có thể hết sau 4 - 7 giờ.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo, khi mua cả chùm củ đậu tươi về chế biến, phải cắt bỏ toàn bộ dây lá. Cần hết sức cẩn trọng khi ăn các loại quả, hạt lạ. Nếu xuất hiện các biểu hiện của ngộ độc cần nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế nhằm kịp thời kiểm soát tình trạng ngộ độc.
- Nam thanh niên ngộ độc do hút thuốc lá mua trên mạng
- Nhiều trẻ nhỏ ngộ độc thuốc và hóa chất tại nhà, bác sĩ khuyên gì?
- Nguyên nhân 5 người ngộ độc ở Bắc Kạn: Không phải do lẩu
- Dập nát bàn tay vì học cách tự chế pháo trên mạng
- Uống nước thế nào là hợp lý trong mùa đông?
- Lở loét khắp người do dùng nhựa xương rồng điều trị viêm da cơ địa
- Vì sao chúng ta dễ buồn ngủ và ngủ nhiều hơn vào mùa đông?
- Làm thế nào để phòng tránh bệnh liệt mặt vào mùa lạnh?
- Những nguyên liệu quen thuộc nhưng tuyệt đối không bôi lên mặt