Tiếp Thị Gia Đình

Thứ sáu, 29/12/2023, 14:31 (GMT+7)

Người tiêu dùng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua thực phẩm sạch

Thịt heo chiếm gần 70% tổng lượng thịt tiêu thụ tại Việt Nam. Thế nhưng gần Tết, thông tin về việc phát hiện và tiêu hủy hàng tấn thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc càng khiến người tiêu dùng hoang mang.

Nỗi lo ngại trước thực phẩm bẩn

Viện Paster TP. Hồ Chí Minh từng công bố kết quả 150/150 mẫu thịt heo, gà, vịt được kiểm tra tại các điểm bán lẻ trong chợ tự phát đều nhiễm vi khuẩn E. Coli ở mức vượt ngưỡng cho phép rất cao. Bên cạnh đó, thực phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc, “lên đời” heo chết thành thịt tươi cùng với rất nhiều chiêu trò để “tuồn” thịt heo bẩn và các loại thực phẩm bẩn khác ra thị trường khiến người tiêu dùng ngày càng e ngại khi lựa chọn thực phẩm.

Shiba Food
Thực phẩm bẩn trở thành vấn nạn khiến nhiều người tiêu dùng e ngại (Nguồn: VTV24).

Theo báo cáo từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD, trong giai đoạn 2016-2018, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức tiêu thụ thịt heo bình quân cao nhất thế giới với 30-31 kg một người một năm. Thế nhưng trong hai năm đại dịch, con số này còn không quá 26 kg và số liệu đến tháng 4/2022 giảm còn 23,5kg/năm.

Có thể thấy, xu hướng tiêu dùng thịt heo giảm trong giai đoạn trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân như giá thịt heo có thời điểm tăng cao trong khi hậu đại dịch, người dân thường có xu hướng chi tiêu dè xẻn hơn. Nhưng một phần nguyên nhân rất lớn đến từ dịch tả lợn châu Phi khiến nguồn cung bị ảnh hưởng nghiêm trọng và các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm đã tác động trực tiếp đến tâm lý mua hàng của người tiêu dùng.

Sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua thịt sạch

Tuy các số liệu đang chứng minh người Việt có vẻ như tiêu thụ thịt heo ít hơn, nhưng thực tế đây chỉ là xu hướng ngắn hạn. Còn xét về dài hạn, thị trường thịt heo được đánh giá là vẫn còn rất nhiều dư địa tăng trưởng; đặc biệt là đối với thịt heo có thương hiệu. Bởi lẽ có đến 90% sản phẩm bán ra không có thương hiệu. Trong khi đó, đến gần 60% người tiêu dùng hiện nay đang chọn yếu tố sạch – an toàn là điều kiện tiên quyết khi chọn mua thực phẩm (theo Báo cáo Hành vi và Xu hướng người tiêu dùng từ Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao). Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ khắt khe hơn khi lựa chọn thực phẩm để mua dù giá có thể cao hơn.

Có mặt trong một điểm bán tại Hà Nội của cửa hàng thực phẩm sạch SibaFood, nhiều khách hàng đang dùng thử sản phẩm thịt heo ăn chay BaF Meat và có những phản hồi tích cực. Thịt luộc được đánh giá là mềm, thơm, thịt không quá mỡ nhưng cũng không bị khô sau khi nấu. Quan trọng hơn, khách hàng cảm thấy hài lòng vì được giới thiệu cụ thể về nguồn gốc và quy trình sản xuất thịt heo sạch. Yếu tố heo được nuôi bằng phương pháp cho ăn “cám chay”, chỉ gồm các nguyên liệu thực vật, thảo dược và các lợi khuẩn tự nhiên cũng giúp khách hàng yên tâm hơn về chất lượng thịt heo.

Shiba
Khách hàng chọn sạch – an toàn là yếu tố tiên quyết khi mua thịt chứ không chỉ còn là vấn đề giá cả.

Theo giới thiệu, thịt heo ăn chay BaF Meat là thành phẩm của chuỗi chăn nuôi khép kín do công ty kiểm soát hoàn toàn từ nguồn cám chay tự nghiên cứu sản xuất, xây dựng hệ thống chuồng trại công nghệ châu Âu, đảm bảo tiêu chí giết mổ đảm bảo vệ sinh và phân phối trong chuỗi thực phẩm sạch Siba Food… thịt heo được cam kết không sử dụng chất tạo nạc, hoocmon tăng trưởng và dư lượng kháng sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

“Đối với người tiêu dùng như tôi thì thịt mua ở đâu sạch, ngon thì sẽ ưu tiêu lựa chọn. Giá cả có thể chênh lệch cao hơn nhưng không quan trọng bằng việc mình biết thịt này nguồn gốc ở đâu, ngày bán ngày sử dụng rõ ràng, an toàn cho sức khỏe là yên tâm”, chị Trần Thị Hiền (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết.

Cũng theo dự báo của OECD, mỗi người Việt ăn 27,7kg thịt heo/năm, tăng 7% so với 2022. Đến năm 2029, con số này có thể tăng lên 32,7kg – cao hơn giai đoạn trước dịch covid-19 và vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc để đứng đầu thế giới về mức tiêu thụ bình quân đầu người.

Từ khóa:
Cùng chuyên mục