Rủi ro tiềm ẩn từ thành phần bột xương, bột xương thịt trong thức ăn chăn nuôi
Trong thức ăn chăn nuôi thường chứa các thành phần từ bột xương, bột xương thịt, bột lông vũ... Nếu không có sự kiểm định rõ ràng thì sẽ tiềm ẩn rủi ro về dịch bệnh cho vật nuôi, gây mất an toàn thực phẩm…
Nguy cơ lây lan dịch bệnh, gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm
Phần lớn thức ăn chăn nuôi dành cho gia súc tại Việt Nam đều bao gồm nguyên liệu chứa đạm thực vật (như bắp, đậu nành, cám gạo, bã bắp lên men, lúa mì, lúa mạch…) và nguyên liệu từ đạm động vật (như bột cá, bột thịt, bột thịt xương, bột huyết, bột lông vũ…). Trong đó, nguyên liệu được Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất là bột thịt và bột xương thịt.
Bột xương, bột xương thịt (MBM) là phụ phẩm từ quá trình giết mổ động vật. Theo GS.TS Lã Văn Kính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, bột thịt, bột xương thịt được chế biến từ 49% khối lượng sống của trâu bò (phần con người không ăn được), 44% khối lượng sống của heo và 37% khối lượng sống của gà, vịt.
Trong chăn nuôi lợn, thức ăn chăn nuôi có thành phần từ bột thịt, bột xương thịt cũng như các nguyên liệu đạm động vật khác dễ hư hỏng, chứa nhiều vi sinh vật có hại và nhiều loại có thể lây lan truyền bệnh cho vật nuôi. Nếu trong quá trình chế biến thức ăn chăn nuôi, các nguyên liệu này không được xử lý thì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, gây ra các bệnh tai xanh, dịch tả heo Châu Phi, lở mồm long móng, tiêu chảy cấp,…
Các nguyên liệu để chế biến thành bột thịt hoặc bột xương thịt còn chứa hàm lượng vi sinh vật cao - một trong những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm ở con người, chẳng hạn như Clostridium Perfringen có ở 71% mẫu nguyên liệu chế biến bột thịt, bột thịt xương. Tỷ lệ này đối với các chủng khác như Listeria là 76,2% - Salmonella là 84,5%...
Giải pháp nâng cao an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm
2 thị trường cung cấp bột thịt xương lớn nhất cho Việt Nam là EU và Mỹ. Tuy nhiên, chính tại EU, các quốc gia trong khối này đã cấm sử dụng nguyên liệu bột xương thịt trong chế biến thức ăn cho động vật từ năm 2001.
Ở Việt Nam, với bột thịt, bột xương thịt, hiện đã có quy định về hàm lượng E. Coli, Salmonella. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định kiểm tra vi trùng, virus gây bệnh truyền nhiễm trên động vật. Nhiều chuyên gia cũng đã đề xuất ý kiến cần về quy định sử dụng bột thịt, bột xương thịt làm thức ăn chăn nuôi để giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh trên vật nuôi.
Thực tế, một vài doanh nghiệp cũng đã chủ động trước nguy cơ lây lan, nhiễm khuẩn từ các nguyên liệu đạm động vật bằng cách thay thế bằng nguyên liệu thực vật. Chẳng hạn như Công ty Cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam đã ra mắt thị trường “Heo ăn chay” từ cuối năm 2022. Heo ăn chay được nuôi từ nguồn thức ăn từ nguyên liệu là thực vật, các chủng vi sinh vật, lợi khuẩn cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng ở vật nuôi.
Theo đại diện công ty, trong thành phần chế biến thức ăn chăn nuôi cho “heo ăn chay” còn có các dược liệu truyền thống nhằm thay thế các chất kháng sinh. Cùng với điều kiện chuồng trại chăn nuôi khoa học và quy định an toàn sinh học khắt khe; vật nuôi sẽ sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, hạn chế được rủi ro dịch bệnh và đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch, an toàn.
BaF có nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đạt Chứng nhận Thực hành Nông nghiệp tốt toàn cầu GLOBALG.A.P. CFM 3.0 và Chứng nhận Hệ thống Quản lý thực phẩm FSSC 22000 phiên bản cao nhất. Đây là hệ thống chứng nhận được đánh giá là tiêu chuẩn cao nhất về hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, áp dụng trên toàn thế giới.
Trong đó, Chứng nhận Hệ thống quản lý thực phẩm FSSC 22000 còn đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu về dinh dưỡng, vật lý nguyên liệu và sử dụng nguyên liệu trong thành phần thức ăn chăn nuôi thân thiện với môi trường.