Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 24/07/2024, 09:44 (GMT+7)

Đi khám phù chân, người đàn ông bất ngờ phát hiện suy thận chỉ vì đam mê loại nước này

Người đàn ông không ngờ thói quen ăn nhiều đồ chứa nhiều đường, uống đồ uống có đường thay cho nước lọc lại khiến bản thân mình bị suy thận.

Các bác sĩ khoa thận Bệnh viện Từ Tế (Đài Bắc, Trung Quốc) mới đây chia sẻ về trường hợp của bệnh nhân A Tuấn (38 tuổi, ở Trung Quốc) mắc chứng suy thận và phải chạy thận nhân tạo do chủ quan với dấu hiệu bệnh tiểu đường.

Được biết, anh không có thói quen xấu là hút thuốc hay uống rượu, thậm chí cũng không bao giờ thức khuya. Khoảng hơn 1 tháng trước, anh bắt đầu thấy bàn chân mình có dấu hiệu sưng tấy, hơi thở ngày càng nặng nề. Anh cho rằng do mình uống quá nhiều nước nên cơ thể bị tích nước. Sau nửa tháng điều chỉnh lượng nước và đi bộ nhiều hơn nhưng tình trạng vẫn không khả quan nên anh quyết định đi thăm khám, theo Gia đình & Xã hội.

Sau khi khám, bác sĩ chuyên khoa thận kết luận anh bị suy thận cấp và cần chạy thận cấp cứu ngay, A Tuấn vô cùng bất ngờ. Anh liên tục giải thích rằng mình rất chăm uống nước, uống ít nhất 3 lít nước một ngày. Khai thác thói quen bệnh nhân, được biết mặc dù chăm chỉ uống nước nhưng nước anh uống lại là đồ uống có đường thay vì nước lọc. 

photo-1-172086216495724360385-1721037944229-17210379446781676114256
Ảnh minh họa

Bác sĩ cho biết, tiểu đường không chỉ là căn bệnh riêng của người già mà kể cả những người trẻ cũng có thể mắc phải và với tỷ lệ ngày càng gia tăng. Bệnh tiểu đường sẽ vô tình ảnh hưởng đến nhiều hệ thống khác nhau của cơ thể, gây ra bệnh thận, làm tăng protein niệu và giảm chức năng thận. Nếu tích lũy trong thời gian dài, bệnh có thể tiến triển đến giai đoạn nặng và phải lọc thận lâu dài.

Đồ uống có đường với thành phần chính chủ yếu là đường tinh luyện, kem, hương vị hóa học…  Chúng không chỉ có calo gây hại cho cơ thể, bao gồm làm tăng nguy cơ béo phì và hội chứng chuyển hóa. Mà còn làm tăng huyết áp, lượng đường trong máu, lipid máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, bệnh tiểu đường và bệnh thận.

Không ít người vốn mắc tiểu đường hoặc tiền tiểu đường nhưng không khám sức khỏe định kỳ, bỏ qua tình trạng thể chất của bản thân. Cộng với việc uống đồ uống có đường sẽ khiến đường huyết rơi vào tình trạng mất kiểm soát.

Người bệnh tiểu đường nên tránh 5 loại nước này

Nước soda

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng năm 2016 trên 1.695 người cho thấy, những người ở độ tuổi trung niên nếu uống trên 3 loại nước uống có đường mỗi tuần sẽ có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn 46% so với người không uống. Nếu chỉ uống hai loại nước ngọt có đường hoặc nước trái cây mỗi tuần có nguy cơ bị tiểu đường type 2 cao hơn, nhất là khi người đó tăng hơn 2,7 kg trong 5 năm.

Nước uống có ga

do-uong-co-duong
Nên hạn chế đồ uống có ga

Đồ uống có đường được hấp thụ vào máu quá nhanh, khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột, ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết.

Nước tăng lực

Nước tăng lực có thể chứa nhiều caffeine, carbohydrate khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, tăng huyết áp, dễ gây mất ngủ... ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nước trái cây có đường

Nước trái cây thường được bổ sung thêm đường và loại bỏ chất xơ nên khi vào máu dễ hấp thụ, làm tăng lượng đường trong máu. Thay vì ép lấy nước, người bệnh nên ăn trái cây và mỗi lần ăn chỉ nên ước chừng khoảng một nắm tay cho mỗi bữa là đủ.

Bia rượu

Rượu có thể gây biến động lượng đường trong máu, theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA). Người bệnh chỉ nên uống tối đa mỗi ngày 14 ml rượu bình thường hoặc 147 ml rượu vang hay 350 ml bia.

nguoi-benh-tieu-duong-khong-nen-su-dung-bia-ruou
Người bệnh tiểu đường không nên sử dụng bia rượu

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Theo Gia đình Việt Nam, người mắc bệnh tiểu đường nên ăn những loại thức ăn như rau, hoa quả, đậu, ngũ cốc, gạo đen, gạo lứt,… để kiểm soát lượng đường trong máu.

- Bệnh tiểu đường nên ăn nhiều chất carbonhydrat: Chất này có trong cơm, gạo. 

- Ăn các loại mì không trộn phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ...

- Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại rau xanh như bông cải xanh, măng rây, cải xoăn, rau bina, ngũ cốc, các loại hạt họ đậu. Các loại trái cây giàu vitamin, nhiều nước, ít đường, giàu chất xơ như: dưa hấu, dưa chuột, bưởi, quýt, táo,… Khi ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và vitamin sẽ hỗ trợ tối đa trong việc đào thải lượng đường ra khỏi cơ thể, từ đó ngăn ngừa biến chứng bệnh cũng như kiểm soát chỉ số đường huyết được tốt nhất.

a
Ảnh minh họa

- Các loại thịt nạc: Axit linoleic tổng hợp (CLA) có nhiều trong thịt nạc, đặc biệt là thịt bò, chúng có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lượng đường trong máu.

- Cá: Trong cá có nhiều axit béo có tác dụng giảm lượng cholesterol có hại cho cơ thể. Mỗi tuần hãy ăn cá khoảng 2-3 lần như cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá thu… sẽ hỗ trợ người bệnh nâng cao sức khỏe và đẩy lùi bệnh tiểu đường.

- Thực phẩm chứa đạm và chất béo có lợi: Chất béo có lợi là chất béo không bão hòa, không chứa cholesterol xấu. Việc bổ sung chúng thay thế cho chất béo động vật rất tốt không chỉ đối với người bệnh tiểu đường mà còn với tất cả mọi người. Những mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày như: bơ, hồ đào, hạnh nhân, óc chó, dầu đậu phộng, ô liu….

Cùng chuyên mục