Cảnh báo hình thức lừa đảo ghép mặt tống tiền, làm gì để không 'sập bẫy'?
Sự phát triển của công nghệ khiến nhiều người có nguy cơ trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo ghép mặt tống tiền. Trước thực trạng này, cơ quan chức năng đã có những khuyến cáo đối với người dân.
Mới đây, Trung tâm xử lý tin giả, thông tin xấu độc Việt Nam (VAFC) đã thông tin về vụ việc liên quan đến việc các đối tượng sử dụng công nghệ Deepfake để thực hiện hành vi cắt ghép, phát tán các hình ảnh nhạy cảm trên mạng xã hội nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm và uy tín cá nhân. Các đối tượng này sau đó đã sử dụng những hình ảnh giả mạo để tống tiền, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào ví điện tử và liên hệ qua Email để xác nhận.
Ngoài ra, một số nạn nhân khác cũng bị các tổ chức lừa đảo giả danh là thám tử tư gọi điện thoại thông báo về việc phát hiện người này có mối quan hệ bất chính với những người phụ nữ khác. Đối tượng gửi cho nạn nhân các hình ảnh "nhạy cảm" đã được chỉnh sửa, cắt ghép với khuôn mặt của nạn nhân.
Sau đó, các đối tượng lừa đảo này yêu cầu nạn nhân phải chuyển một khoản tiền điện tử (USDT) với giá trị tương đương hàng tỷ đồng vào ví điện tử để không bị đăng lên mạng xã hội. Khi nạn nhân bị "sập bẫy", các đối tượng sẽ hướng dẫn mua tiền điện tử, chuyển đến các tài khoản ví điện tử theo chỉ định để chiếm đoạt.
Đây là một hình thức lừa đảo sử dụng công nghệ Deepfake - công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng tạo ra những video hoặc hình ảnh giả mạo vô cùng chân thực - để thực hiện hành vi phạm tội.
Theo VAFC nhận định, sự phát triển của AI, công nghệ Deepfake đang trở thành công cụ nguy hiểm cho tội phạm tống tiền trực tuyến. Việc dễ dàng tiếp cận công nghệ này cùng với sự gia tăng của các nền tảng mạng xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Thủ đoạn của các nhóm lừa đảo này là sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của nạn nhân được chia sẻ trên mạng (chủ yếu là nam giới có địa vị xã hội), các đối tượng dùng kỹ thuật cắt ghép vào các video clip nhạy cảm và nhắn tin, gọi điện đe dọa với mục đích tống tiền.
Trước thực trạng đó, VAFC khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác và chủ động thực hiện các biện pháp như: Cẩn trọng với những yêu cầu kết bạn từ người lạ trên mạng xã hội; Tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, hình ảnh, video riêng tư với người không quen biết; Kiểm tra kỹ nguồn gốc thông tin, hình ảnh, video trước khi chia sẻ; Báo cáo ngay cho cơ quan chức năng khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ lừa đảo, tống tiền bằng Deepfake.
Trường hợp là nạn nhân của hình thức lừa đảo này, người dân này cần lưu giữ lại tất cả ằng chứng liên quan (tin nhắn, email, hình ảnh, video...); Không chuyển tiền cho kẻ tống tiền; Liên hệ ngay với cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ.
Hiện VAFC đang phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra làm rõ vụ việc của các vụ việc nói trên và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật, theo An ninh Thủ đô.
- 3 chiêu trò lừa đảo trực tuyến cần cảnh giác
- Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động, du lịch miễn thị thực
- Người dân cần cảnh giác với loạt thủ đoạn lừa đảo trực tuyến rất tinh vi
- Mì căn chay chế biến theo 4 công thức này, đảm bảo giàu dinh dưỡng, ngon hết ý
- 3 ca trẻ tử vong do sởi, TP HCM triển khai kế hoạch ứng phó
- Phía sau quảng cáo làm chân mày phong thủy: Đi làm đẹp, thành con… nợ, khổ chủ khóc ròng và kêu cứu
- Dự án hợp tác quảng cáo bí mật đầy tranh cãi giữa Meta và Google
- Marketing bền vững: Xu hướng thay đổi mạnh mẽ bức tranh ngành quảng cáo
- Hyundai Elantra được giảm sốc, dễ chiếm doanh số Honda Civic