Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo 1 việc không nên làm ở nơi công cộng, ai cũng cần biết để tránh mất tiền
Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân nên hạn chế làm việc này ở nơi công cộng để tránh nguy cơ bị kẻ xấu tấn công, chiếm đoạt tài sản.
Gia đình & Xã hội thông tin, Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện nay, tình hình tội phạm mạng diễn biến vô cùng phức tạp nên bên cạnh việc triển khai sinh trắc học khuôn mặt trong giao dịch tiền (Quyết định 2345), người dân cũng cần nâng cao cảnh giác, nhận thức về an toàn thông tin mạng, đặc biệt là mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến.
Cụ thể, trong năm 2023, theo thống kê từ Cổng cảnh báo an toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã có gần 16.000 phản ánh của người dùng Internet Việt Nam về tình trạng lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại ước tính 390 nghìn tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP. Trong đó, 91% cảnh báo liên quan tới giả mạo, lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tăng 64,78% so với năm 2022.
Do đó, để tránh rủi ro bị mất tiền, Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo tới người dân trong sử dụng dịch vụ ngân hàng trên môi trường mạng, tránh bị rủi ro mất tiền trong tài khoản. Theo đó, người dân nên hạn chế sử dụng máy tính công cộng và mạng WiFi công cộng khi truy cập vào hệ thống ngân hàng điện tử.
Việc sử dụng Wifi công cộng là việc khá tiện lợi, có thể giúp bạn tiết kiệm pin điện thoại, tiết kiệm chi phí 4G nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ đánh cắp dữ liệu, tài sản trên không gian mạng.
Kẻ xấu có thể lợi dụng mạng Wifi công cộng để tấn công thiết bị của người dùng nhằm phát tán phần mềm độc hại, đánh cắp dữ liệu, nghe lén, chiếm đoạt tài khoản ngân hàng.
Bên cạnh đó, NHNN cũng khuyến khích người dân gõ trực tiếp địa chỉ trang web ngân hàng điện tử vào thanh nhập địa chỉ của trình duyệt web thay vì nhấn vào những đường link có sẵn; chỉ đăng nhập tài khoản khi biết đó chắc chắn là website chính thức của ngân hàng.
Song song với các biện pháp bảo vệ an toàn trong giao dịch mà ngân hàng đưa ra, người dân cần tuân thủ các quy định hướng dẫn của ngân hàng về việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Để đảm bảo an toàn trong giao dịch ngân hàng trực tuyến, người dân nên đăng ký dịch vụ nhận tin thông báo thay đổi số dư tài khoản. Ngoài ra, mọi người nên liên tục cập nhật thông tin liên quan đến an toàn an ninh mạng.
Khi sử dụng dịch vụ giao dịch trực tuyến, người dùng nên đặt các mật khẩu khó đoán, thay đổi mật khẩu thường xuyên cho tài khoản của mình; nên hạn chế sử dụng tính năng lưu mật khẩu để nhập mật khẩu tự động khi truy cập ứng dụng, website.
Một điều quan trọng nữa mà người dùng cần đặc biệt chú ý là không được cung cấp cho bất cứ ai các thông tin cá nhân của mình như tên đăng nhập, mật khẩu đăng nhập dịch vụ ngân hàng trực tuyến, mã OTP, email... Không truy cập vào các đường link lạ được gửi qua tin nhắn trên mạng xã hội, tin nhắn SMS, email được gửi đến điện thoại. Những đường link này tiềm ẩn nguy cơ cao chứa các phần mềm độc hại, lừa đảo, đánh cắp thông tin.
Người dân chỉ sử dụng ứng dụng chính thức của ngân hàng có tại kho ứng dụng của Google Play, App Store; chỉ thực hiện mua sắm và các giao dịch thanh toán trực tuyến tại những trang mạng, ứng dụng uy tín đã được cấp phép hoạt động, có thông tin liên lạc cụ thể, rõ ràng.
Người dân cần chủ động theo dõi và thường xuyên cập nhật các cảnh báo mới về an toàn bảo mật trong giao dịch ngân hàng do các đơn vị này cung cấp và từ các phương tiện thông tin đại chúng.
Trường hợp nghi ngờ lộ hoặc bị lộ thông tin tài khoản, người dùng cần thông báo với ngân hàng ngay lập tức để kịp thời xử lý, ngăn chặn hàng động chiếm đoạt tài sản của kẻ xấu.
Khi bị mất thẻ ngân hàng, người dùng cần thực hiện thao tác khóa thẻ thông qua ứng dụng ngân hàng điện tử hoặc liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ, tránh trường hợp bị mất tiền.
- Từ 1/7, lệnh chuyển tiền sẽ gián đoạn ra sao nếu người dân chưa xác thực sinh trắc học?
- NÓNG: Cảnh báo thủ đoạn giả vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo
- Điện thoại không quét được CCCD để xác thực sinh trắc học, người dân cần làm ngay điều này
- Xác thực sinh trắc học ngân hàng: Xử lý thế nào khi không có CCCD gắn chip hoặc điện thoại không có NFC?
- Từ 1/7, những trường hợp này bắt buộc phải đến ngân hàng nếu chuyển khoản trên 10 triệu đồng, ai cũng nên biết
- Chiếm đoạt Facebook, Zalo lừa đảo chuyển tiền, chiêu thức cũ nhưng vẫn nhiều người dính bẫy