Ngâm chân mùa đông tốt cho sức khỏe nhưng cực hại nếu phạm phải những sai lầm này, đọc ngay để tránh
Vào mùa đông, ngâm chân là phương pháp được nhiều người lựa chọn với mong muốn lưu thông máu, giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu mắc phải những sai lầm này, ngâm chân có thể gây hại cho sức khỏe.
Ngâm chân giúp kích thích tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết. Đồng thời, kích thích các huyệt vị giúp điều trị các triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ, giảm đau, …
Do vậy, rất nhiều người trẻ, đặc biệt là dân văn phòng, người hay phải vận động, đi lại nhiều thường xuyên duy trì thói quen này.
Tuy nhiên, ngâm chân sai cách không những không đạt được hiệu quả như mong đợi mà thậm chí còn có thể gây nguy hiểm, nhẹ thì bị bỏng, nhiễm trùng, đau xương khớp, thậm chí nặng hơn là mắc mắc các bệnh tim mạch, nhồi máu não. Dưới đây là những sai lầm khi ngâm chân bạn cần tránh.
Sai lầm khi ngâm chân mùa đông
Nước ngâm chân nhiệt độ quá cao
Nhiều người cho rằng ngâm chân với nước càng nóng càng tốt. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm bởi nhiệt độ nước quá cao sẽ kích thích mạch máu giãn nỡ, khiến quá trình lưu thông máu cục bộ tăng nhanh, gây khó chịu.
Bên cạnh đó, ngâm chân ở nhiệt độ cũng có thể làm hỏng các mô bề mặt của da, gây khô, bong tróc, thậm chí là bỏng. Nhiệt độ bước ngâm chân chỉ nên dừng loại tầm 40 độ C. Trong thời gian ngâm mọi người nên cho thêm nước nóng để duy trì nhiệt độ chứ tránh ngâm ở nước quá nóng kẻo hại cho sức khỏe.
Ngâm chân quá lâu
Thời gian ngâm chân cũng cực kỳ quan trọng. Bạn chỉ nên ngâm chân trong thời gian từ 15-30 phút. Nếu vượt quá mốc này, đặc biệt là ngâm trong nước nóng còn có thể khiến bạn mắc các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi.
Ngâm chân lâu sẽ khiến mạch máu ở chi dưới giãn nở quá mức, ảnh hưởng đến lượng máu lưu thông, thậm chí dẫn đến khí huyết hao hụt, gây hại đến sức khỏe.
Ngâm chân ngay sau bữa ăn
Một sai lầm nữa không ít người phạm phải chính là ngâm chân ngay sau bữa ăn. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho hệ tiêu hóa.
Nguyên nhân vì phần lớn lượng máu được tập trung vào dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn khi vừa ăn xong. Nếu bạn ngâm chân vào thời điểm này sẽ dẫn đến cung cấp máu cho dạ dày bị thiếu, gây ra tình trạng khó tiêu hóa. Tốt nhất bạn chỉ nên ngâm chân sau khi ăn khoảng 1 giờ đồng hồ trở đi.
Không xem TV hay đọc sách khi ngâm chân
Những việc làm này có thể khiến bạn thư giãn nhưng đây lại không phải thói quen tốt khi đang ngâm chân. Lý do vì khi xem tivi, đọc sách, máu sẽ tập trung cho não bộ, bàn chân lúc này sẽ không cảm nhận được chính xác nhiệt độ, dễ dẫn tới việc bạn ngâm chân trong nước quá nóng và thời gian kéo dài. Vì vậy, bạn chỉ nên nghe nhạc thư giãn khi ngâm chân.
Đi ra ngoài trời lạnh ngay sau khi ngâm chân
Vào mùa đông, sau khi ngâm chân xong các mao mạch của da sẽ ở trạng thái giãn nở. Nếu bạn ra ngoài trời lạnh ngay lập tức sẽ khiến mao mạch này đột ngột co lại, gây ra tổn thương cho cơ thể như cảm lạnh.
Mặt khác, một số người lại có thói quen lên giường nghỉ ngơi hoặc đi ngủ ngay sau khi ngâm chân. Tuy nhiên, những hoạt động như đi lại nhẹ nhàng trong nhà hoặc thực hiện một vài động tác xoa bóp chân đơn giản là tốt nhất, nó có thể giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu cũng như phát huy tối đa hiệu quả chăm sóc sức khỏe của việc ngâm chân.
Ai không nên ngâm chân
Người bị tiểu đường
Đây là đối tượng không nên ngâm chân vì họ có lớp da chân tương đối mỏng, dây thần kinh và bàn chân không còn nhạy cảm nhiều với nhiệt độ. Do đó rất khó để họ cảm nhận được chính xác nhiệt độ của nước, mất cảm giác về nóng nên rất dễ bị bỏng da.
Người bị suy giãn tĩnh mạch
Những người bị giãn hoặc suy tĩnh mạch cũng nên hạn chế ngâm chân. Bởi bàn chân nếu được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ cao sẽ tăng lưu lượng máu cục bộ, tăng gánh nặng lên tĩnh mạch, làm tĩnh mạch giãn nở thêm và làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Người bị xơ cứng, tắc nghẽn động mạch
Với những người có tình trạng máu lưu thông kém, bị tắc nghẽn, nếu ngâm chân sẽ càng làm nguy cơ tắc tăng lên. Thậm chí, nguy hiểm hơn còn có thể khiến chân bị hoại tử, phải cắt bỏ.