Loại rau được ví như 'bậc thầy bảo vệ gan', bán rẻ như cho nhưng không phải ai cũng biết để mua
Loại rau này không chỉ ngon miệng, dễ ăn, được ví như "bậc thầy bảo vệ gan" tốt gấp 10 lần thuốc bổ mà còn "siêu rẻ", ai cũng có thể mua được.
Rau cải - loại rau giá rẻ nhưng giá trị dinh dưỡng cao
Rau xanh là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta. Chúng cung cấp chất xơ, các vitamin, khoáng chất, canxi cùng vô vàn dinh dưỡng khác. Trong bữa cơm của người Việt nói riêng và châu Á nói chung, rau cải là một loại rau vô cùng quen thuộc, có thể chế biến đa dạng thành nhiều món ngon.
Theo Thời báo Văn học Nghệ thuật, rau cải có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, có thể làm sạch gan và giúp giảm mệt mỏi và khô mắt. Tuy rẻ tiền nhưng loại rau này được ví là "vua bảo vệ gan" với những tác dụng không ngờ tới.
Nó có hiệu quả kỳ diệu trong việc hỗ trợ giấc ngủ, giúp những người bận rộn có một giấc ngủ sâu, thoải mái vào ban đêm và một tinh thần sảng khoái để sẵn sàng đón chào một ngày mới. Mùa xuân là thời điểm tốt nhất để chăm sóc gan, và rau cải chính là một trong những loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt trong mùa này.
Một số tác dụng khác của rau cải
Cung cấp vitamin K
Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong quá trình khoáng hóa xương và đông máu, giúp hỗ trợ chức năng não và sự trao đổi chất, chống lại bệnh ung thư.
Một số nghiên cứu kết luận rằng việc hấp thụ nhiều vitamin K có thể ngăn chặn quá trình mất xương thêm ở những người bị loãng xương. Chỉ với một chén rau cải nấu chín bạn đã cung cấp cho cơ thể 691,50% giá trị vitamin K hàng ngày.
Giàu chất chống oxy hóa
Trong rau cải có nhiều chất chống oxy hóa mạnh và chứa vitamin A, C, E và K... Các chất chống oxy hóa này kết hợp với nhau có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do, gây hại cho màng tế bào và có thể dẫn đến nhiều bệnh mạn tính nghiêm trọng ví dụ như bệnh tim, ung thư và bệnh Alzheimer.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Rau cải chứa một lượng vitamin C dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chỉ cần một bát canh rau cải (tương đương 56g rau tươi hoặc 140g rau cải đã nấu chín) có thể cung cấp hơn 1/3 nhu cầu vitamin C cần thiết mỗi ngày.
Việc bổ sung đầy đủ vitamin C khi bị cảm lạnh và cúm sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển các vấn đề khác, chẳng hạn như viêm phổi và nhiễm trùng phổi.
Rau cải cũng chứa chất xơ, chứa axit folic và kali giúp tăng cường tiêu hóa. Các chất này có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh và loại bỏ mệt mỏi.
Ngăn ngừa mụn trứng cá
Vitamin A có nhiều trong rau cải, đây là loại vitamin cần thiết để duy trì các mô da và màng nhầy. Vitamin có trong cải canh giúp ngăn ngừa da sản xuất bã nhờn dư thừa gây tình trạng mụn trứng cá. Đồng thời còn có tác dụng củng cố các mô phòng vệ của da, tăng cường sức khỏe bề mặt da.
Duy trì sức khỏe tim mạch
Trong rau cải chứa hàm lượng lớn vitamin C, flavonoid và beta-carotene, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch.
Ngoài ra, rau cải có chứa các hoạt chất giúp kiềm chế cholesterol hiệu quả, hỗ trợ đào thải chất độc hại.
Những ai không nên ăn rau cải?
Mặc dù rau cải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại rau này. Theo Gia đình Việt Nam, dưới đây là 5 nhóm người không nên ăn rau cải:
Những người đang mắc bệnh suy giáp
Những người đang có vấn đề về tuyến giáp, đang điều trị bệnh suy giáp, ung thư tuyến giáp hay bướu cổ... thì không nên ăn rau cải bởi chúng có chứa goitrin - một chất có thể gây bướu cổ, có thể khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
Người đau dạ dày, đầy bụng, chướng bụng
Nhóm đối tượng thứ hai không nên ăn rau cải là những người đang mắc bệnh dạ dày, bị đầy bụng, chướng hơi. Vì nếu ăn sẽ dễ sinh ra nhiều khí, gây đầy bụng, đặc biệt là khi ăn sống, để phòng ngừa thì tốt nhất nên rửa sạch sẽ và nấu chín trước khi ăn.
Những người bị bệnh thận
Trong rau cải có chứa axit oxalat ảnh hưởng nhiều tới sự ức chế hấp thu canxi và kẽm. Chúng có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận loại oxalat ở những người bị bệnh thận.
Người đang mắc bệnh đường tiêu hóa
Nếu đang mắc các bệnh về viêm đường tiêu hóa thì tốt nhất bạn không nên ăn sống các loại rau họ cải, kể cả khi đã muối như kim chi, salad, dưa muối… để tránh gây kích thích và tăng nguy cơ kích thích cho vùng viêm loét.
Người bị bệnh gút không nên ăn rau cải
Các loại rau cải có hàm lượng purin ở nhóm B, 50 - 150mg/100g. Mà những thực phẩm có hàm lượng purin cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút. Vậy nên, nếu thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh gút cao tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định ăn loại rau này.