Làm thế nào để thương hiệu triển khai tiếp thị địa phương hiệu quả?
Khi thương hiệu muốn thu hút khách hàng đến cửa hàng vật lý, chiến lược tiếp thị địa phương hướng đến tệp người dùng xung quanh điểm bán là một lựa chọn lý tưởng.
Tiếp thị địa phương là chiến lược tập trung vào khách hàng tiềm năng ở xung quanh vị trí thực tế của thương hiệu. Nó bao gồm các hoạt động tiếp thị trực tiếp lẫn trực tuyến với mục đích thu hút lượng người dùng trong phạm vi gần ghé thăm cửa hàng vật lý, thay vì mua hàng trực tuyến.
Làm thế nào để thương hiệu có thể triển khai tiếp thị địa phương đầy hiệu quả và thiết thực, cùng tham khảo những nội dung ngay sau đây!
Sử dụng SEO địa phương
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm - SEO giúp người dùng nhìn thấy doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm bởi những chủ đề hay từ khoá liên quan. Khi thực hiện tiếp thị địa phương, chiến lược SEO địa phương (local SEO) sẽ mang đến hiệu quả hơn SEO thông thường.
Đối với local SEO, hãy lưu ý đến những từ khoá về địa điểm, văn hoá, đặc sản… Đây đều là các thông tin phản ánh cụ thể về yếu tố địa phương của mỗi khu vực.
Tạo website thân thiện với thiết bị di động
Người dùng có thể tìm kiếm về thương hiệu tại bất kỳ nơi đâu và bất kể khi nào. Do vậy, hãy tạo ấn tượng tốt với họ bằng một website tương ứng cho giao diện điện thoại di động. Thông qua điều này, thương hiệu sẽ dễ dàng tăng lưu lượng truy cập và thúc đẩy động lực mua hàng của người dùng.
Bản địa hoá trang mạng xã hội
Bản địa hoá các trang mạng xã hội là cách dễ dàng và nhanh chóng để nhãn hàng tăng mức độ hiển thị trực tuyến với người dân địa phương.
Các hoạt động như: “check-in” vị trí, sử dụng hashtag địa điểm, đề cập thông tin trên tiểu sử, đăng bài vào mỗi dịp lễ đặc biệt của địa phương, cập nhật hình ảnh đặc trưng... là những gợi ý mà thương hiệu nên cân nhắc.
Thu hút cộng đồng địa phương
Để người tiêu dùng đánh giá cao sự hiện diện của doanh nghiệp tại địa phương, hãy chăm chỉ tương tác với cộng đồng trong khu vực.
Bạn có thể tham gia các tổ chức địa phương, tài trợ cho các chương trình văn hóa, thiện nguyện... Tuy vậy, nên cân nhắc chọn lọc tổ chức, chương trình phù hợp với định hướng kinh doanh của mình.
Đầu tư vào quảng cáo ngoài trời và giao diện cửa hàng
Biển hiệu quảng cáo, cơ sở nội thất cửa hàng là các không gian quan trọng phục vụ cho tiếp thị địa phương. Do vậy, bạn cần chú trọng trang trí chúng sao cho thật hấp dẫn và phù hợp với văn hoá địa phương.
Nếu có những thiết kế đủ ấn tượng và độc đáo, thương hiệu sẽ dễ dàng nhận được sự quan tâm, yêu thích từ công chúng.
Năng động trên trực tuyến
Ngoài việc bổ sung đầy đủ thông tin hồ sơ doanh nghiệp trên nền tảng trực tuyến, thương hiệu cũng cần chăm chỉ tương tác với khách hàng. Hãy phản hồi thường xuyên về những đánh giá của khách hàng trên website thương hiệu hay của một bên hợp tác thứ ba cho thương hiệu để gia tăng độ nhận diện, nâng cao uy tín và tạo dựng nên hình ảnh đầy thân thiện.
Tổ chức các sự kiện trực tiếp khi tiếp thị địa phương
Người dùng luôn yêu thích những trải nghiệm và thường ủng hộ các hoạt động thử nghiệm, trò chơi hay cuộc thi để tiếp cận tự nhiên với sản phẩm… Thông qua những hoạt động này, thương hiệu dễ dàng tạo sự kết nối, lan tỏa sâu rộng đến với nhiều người hơn.
- Top 9 hình mẫu thương hiệu phổ biến nhất hiện nay
- Cách xây dựng ý tưởng nội dung sáng tạo cho các bài đăng
- M&M’S triển khai chiến dịch “Cả làng cùng vui” tại châu Á
- Bí quyết viết quảng cáo Facebook hiệu quả dành cho doanh nghiệp
- Xu hướng quảng cáo ngoài trời kỹ thuật số trong năm 2024
- 4 xu hướng quảng cáo Billboard mới nhất trong năm 2024
- M&M’S triển khai chiến dịch “Cả làng cùng vui” tại châu Á
- Nestlé Việt Nam thành công với chiến dịch Tết “Cầu Đủ Là Được”
- 5 chiến dịch CSR thành công đến từ các thương hiệu nổi tiếng