Tiếp Thị Gia Đình

Chủ nhật, 17/12/2023, 06:39 (GMT+7)

Làm thế nào để chăm con ốm mà vẫn hoàn thành công việc?

Cha mẹ không chỉ quan tâm và chăm sóc con mình mà còn thường xuyên phải tìm cách cân bằng giữa công việc và con cái.

Con ốm tác động không nhỏ tới cha mẹ

Thời tiết giao mùa khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trong khi đó, việc chăm sóc trẻ ốm tại nhà không hề dễ dàng bởi nó cũng ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của cha mẹ. Một nghiên cứu của Tổ chức tập hợp các chuyên gia sức khoẻ Nanit Lab (Mỹ) cho thấy, những phụ huynh có con bị ốm có nguy cơ báo cáo các triệu chứng trầm cảm lâm sàng cao hơn 60% so với phụ huynh khác.

Công việc của cha mẹ bị ảnh hưởng trung bình 4 ngày khi con họ bị ốm. Gần 52% phụ huynh đã kết hợp nghỉ phép có lương, nghỉ phép gia đình hoặc ngày nghỉ. Khoảng 13% phụ huynh nghỉ phép không lương, 24% làm việc từ xa và 11,5% sử dụng kết hợp nhiều loại nghỉ phép khác nhau khi con họ bị ốm.

Nghiên cứu cũng chỉ ra, các bà mẹ nhận thấy tác động lớn hơn và có khả năng nghỉ phép không lương cao hơn gấp đôi so với những ông bố. Các bà mẹ cũng có xu hướng làm việc từ xa để chăm sóc con ốm nhiều hơn 23% so với các ông bố.

Còn các ông bố có xu hướng nghỉ phép có lương nhiều hơn các bà mẹ. Sự phân công lao động thậm chí còn rõ ràng hơn với sự phá vỡ điển hình của việc chăm sóc. 23% trẻ em chỉ được chăm sóc bởi mẹ, 76% được cả cha và mẹ chăm sóc. Tuy nhiên, việc nuôi dạy con và công việc của các ông bố hầu như không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong tình huống trẻ ốm.

cham con Tiepthigiadinh H1
Không thể tránh khỏi lúc con bị ốm

Khi con bị bệnh, cha mẹ phải đảm nhận thêm vai trò, như chăm sóc trẻ suốt ngày đêm như: kiểm tra nhiệt độ, theo dõi nhịp thở và quan sát hành vi… để đảm bảo trẻ ăn và ngủ bình thường. Những nhiệm vụ đầy lo lắng trong việc quản lý cảm xúc và hành vi của trẻ ở nhà có thể làm tăng căng thẳng của cha mẹ. Từ đó, thời gian dành cho bản thân của phụ huynh gần như bị rút ngắn tối đa. Nhiều bà mẹ thường than rằng họ bị mất ngủ và phải làm việc rất muộn khi con đã nghỉ ngơi.

Theo nghiên cứu của Nanit, 63% cha mẹ cho biết khoảng thời gian con họ bị ốm là rất hoặc cực kỳ căng thẳng. Khoảng 13% cha mẹ có con bị bệnh cho biết đã rơi vào mức độ lâm sàng của các triệu chứng trầm cảm, cao hơn 60% so với mức độ của các cha mẹ có con khỏe mạnh.

40% cha mẹ cho biết con họ khó ngủ vào ban đêm. Điều này có thể rút ngắn thời gian cha mẹ nạp lại năng lượng sau một ngày dài. Giấc ngủ không cải thiện khi con họ khỏe hơn. 45% cha mẹ cho biết phải mất 1 tuần hoặc hơn để giấc ngủ của con họ trở lại bình thường sau khi bị ốm.

Bà Irene Biscate-Smith - Giám đốc cấp cao và trưởng bộ phận huấn luyện nhi khoa tại Brightline chia sẻ: “Nhận thức, kỹ năng xã hội và căng thẳng về thể chất khi đảm nhận những vai trò này đối với cha mẹ có thể tăng lên nhanh chóng. Điều đó có thể khiến cha mẹ cảm thấy kiệt sức ở mọi cấp độ, từ thể chất đến cảm xúc, tinh thần và xã hội”.

Cân bằng công việc với việc chăm sóc trẻ

Chủ động tìm cách giải quyết

Một số người có thói quen chỉ tối ưu hóa sức khỏe tinh thần khi đã ở trong tình trạng khó khăn. Terri Huggins - một phụ huynh và nhà văn tự do cho biết: Sẽ có những trường hợp khẩn cấp về tài chính, cũng sẽ có những trường hợp khẩn cấp về sức khỏe tâm thần. Do đó, khi thuận lợi, cha mẹ hãy ghi lại điều gì khiến bản thân cảm thấy dễ chịu và cách đối phó. Bằng cách đó, khi gặp những tình huống khó khăn, các phụ huynh sẽ biết điều gì có hiệu quả.

cham con Tiepthigiadinh H2
Hãy lên danh sách và bình tĩnh làm từng việc

Tìm sự trợ giúp từ người khác

Bà Irene Biscate-Smith nhận định, các cha mẹ cần tập hợp tất cả sự hỗ trợ sẵn có. Lập danh sách những người sẵn sàng đến giúp đỡ và giao cho mọi người một công việc để giúp quản lý gánh nặng. Nên trao đổi với người quản lý công việc về kỳ vọng hợp lý. Phạm vi trách nhiệm rõ ràng, sản phẩm bàn giao và tính kịp thời là rất quan trọng. Việc sắp xếp các công việc phù hợp sẽ giúp giảm bớt lo lắng và giúp thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ một cách tập trung hơn.

Điều quan trọng là phụ huynh cần cảm thấy ổn với việc yêu cầu người khác giúp đỡ. Sau đó, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ lãnh đạo công ty khi con bị ốm hoặc gặp khó khăn. Bà Biscate-Smith khuyên cha mẹ, nhất là những người mẹ hãy đơn giản hóa khi cuộc sống quá sức chịu đựng. “Liều thuốc giải” cho tình trạng choáng ngợp là quay trở lại với những nhu cầu cơ bản đó và tự hỏi bản thân một số câu như: “Tôi thực sự nên làm gì hôm nay?”. Không ít cha mẹ phức tạp hóa quá mức bằng cách thêm vào những việc phải làm và tính cấp bách do bản thân đặt ra.

Một câu hỏi khác cũng cần được cha mẹ đặt ra là: “Ai có thể làm nhiệm vụ này tốt như tôi? Làm thế nào tôi có thể chăm sóc bản thân và sau đó có thể chăm sóc người khác?”.

Chia sẻ trách nhiệm với bạn đời

Cách tốt nhất để không cô đơn và bất lực là chia sẻ trách nhiệm với bạn đời. Nữ phụ huynh Huggins gợi ý rằng, sẽ có thể hữu ích nếu người bạn đời chia sẻ được gánh nặng tinh thần mà đối phương mặc định thường phải gánh chịu. Nếu người bạn đời không có mặt để giúp chăm sóc thể chất cho những đứa trẻ bị bệnh, những điều nhỏ nhặt có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với phụ huynh đang phải vật lộn để làm tất cả.

Những nhiệm vụ này có thể bao gồm chia giờ chăm con để đối phương làm việc và nghỉ ngơi, chuẩn bị đồ ăn, vệ sinh bình sữa và các dụng cụ ăn uống, chuẩn bị thuốc hay thông báo cho nhà trường khi trẻ bị ốm…

Cùng chuyên mục