Thứ tư, 02/07/2025
logo
VAA

Làm sao để KOL/KOC không tiếp tay cho gian thương bán hàng giả?

Minh Tuấn Thứ tư, 02/07/2025, 07:30 (GMT+7)

Các chuyên gia cho rằng, các KOL/KOC khi livestream bán hàng cần yêu cầu nhã hàng cung cấp các giấy tờ pháp lý của sản phẩm, để tránh việc bán hàng giả cho khách hàng.

Hé lộ 2 dự án có quy mô dân số hơn 100 nghìn người ở Khu kinh tế Vân Phong

Sắp vào Việt Nam, hãng trà sữa nổi tiếng muốn cùng nông dân ‘tăng chất’ cho vùng chè Thái Nguyên

Đôi khi yêu không cần lời – chỉ cần chồng sẵn sàng ôm vợ sau một ngày dài mệt mỏi

Ngày 1/7, Hội thảo "Kiến thức pháp luật, kỹ năng bán hàng và kỹ thuật livestream” đã được diễn ra tại Khu phức hợp Giáo dục Văn Lang (TP HCM), đây là chương trình nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và năng lực thực tiễn cho sinh viên khi hoạt động trong lĩnh vực livestream bán hàng.  

Hội thảo do Hội Quảng cáo TP HCM (HAA), Công ty Cổ phần Công nghệ Thương mại Dịch vụ và Truyền thông MVL phối hợp tổ chức.

img_1559-2146
Các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo.

Tại hội thảo, sinh viên sẽ được tập huấn ba nội dung cốt lõi. Thứ nhất, các chuyên gia sẽ giới thiệu và phân tích các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động quảng cáo, truyền thông và thương mại điện tử, giúp sinh viên nhận thức rõ ràng về yếu tố pháp lý trong quá trình tạo nội dung, quảng bá sản phẩm, cũng như trách nhiệm pháp lý khi kinh doanh online.

Thứ hai, sinh viên được hướng dẫn các kỹ năng giao tiếp, trình bày và chốt đơn chuyên nghiệp, bao gồm cách xây dựng kịch bản bán hàng, sử dụng ngôn ngữ và biểu cảm tạo thiện cảm, xử lý phản hồi và thúc đẩy hành vi mua hàng.

Thứ ba, hội thảo sẽ giới thiệu các kỹ thuật livestream chuyên sâu như bố trí ánh sáng, dựng hình, lựa chọn góc quay phù hợp, và sử dụng các công cụ tăng tương tác như giỏ hàng, bình luận, hiệu ứng hình ảnh...

513904539_122115884864892898_3027592265564574037_n-2148
Ông Phạm Ngọc Cường - Phó Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực HAA.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Phạm Ngọc Cường - Phó Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực HAA cho biết, thời gian qua, hình thức livestream bán hàng đã bùng nổ khiến giới trẻ đổ xô vào lĩnh vực này.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt thì lại xuất hiện tình trạng KOL, KOC quảng cáo sai sự thật, quảng cáo không đúng với thành phần của sản phẩm, hay những nội dung không đúng quy định pháp luật.

Thậm chí, nhiều trường hợp đã dẫn đến việc bị khởi tố, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín cá nhân và doanh nghiệp. Đây là vấn đề nhức nhối, không chỉ ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành quảng cáo.

"Sắp tới tôi tin rằng việc các KOL, KOC quảng cáo sai sự thật sẽ không còn, khi sắp tới đây Chính phủ thông qua một số điều trong luật quảng cáo, trong đó quy định về trách nhiệm về vai trò của người quảng cáo", ông Phạm Ngọc Cường chia sẻ.

z6761092071842_b8c534e04fe7cd578e1f2e6a7e1febdf
Các sinh viên tham gia hội thảo.

Theo ông Phạm Ngọc Cường, khi các bạn trẻ tham gia vào lĩnh vực livestream bán hàng thì cần yêu cầu nhãn hàng cung cấp các giấp tờ pháp lý chứng minh sản phẩm chất lượng như quảng cáo. Đặc biệt là các sản phẩm thuộc ngành dược, phải có phiếu lưu hành còn giá trị.

"Các bạn nên bổ sung kiến thức pháp luật ngay từ bây giờ để có thể tham gia vào lĩnh vực livestream một cách an toàn nhất. Vừa đảm bảo an toàn cho mình vừa giúp người tiêu dùng tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng", ông Phạm Ngọc Cường chia sẻ.

Chia sẻ bí quyết để giúp sản phẩm bán chạy trên các nền tảng livestream, bà Hà Đỗ - Quản lý dự án trách nhiệm xã hội, TikTok Shop Việt Nam cho rằng, điều quan trọng và cốt lõi nhất là sản phẩm phải tiềm năng. Cụ thể, sản phẩm được bán phải phù hợp với khả năng của người bán và phù hợp với tập khách hàng mà bản thân đang nhắm tới.

Bên cạnh đó, người livestream cũng cần chú ý đến các chỉ số tương tác của khách hàng như lượt thả tim, lượt bình luận và lượt chia sẻ, việc này sẽ xác định được chúng ta đang làm hiệu quả hay không. Ngoài ra, người livestream cũng nên cung cấp đủ thông tin về sản phẩm cho khách hàng, để giúp khách hàng dễ hình dung về sản phẩm hơn.

Luật gia Ngô Minh Tín cho biết, livestream là một hình thức bán hàng thuộc kênh thương mại điện tử, phải thực hiện đăng ký và thông báo với Bộ Công Thương, đồng thời nghiêm cấm hành vi quảng cáo sai sự thật.

Khi tham gia livestream bán hàng, ngoài kỹ năng giao tiếp và thuyết phục, sinh viên cần đặc biệt quan tâm đến các quy định pháp luật liên quan như: Nghị định 52 về thương mại điện tử (đã được sửa đổi đến năm 2025), Luật Quảng cáo 2012 (sửa đổi các năm 2018 và 2024), cùng các quy định khác về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, dân sự, thuế và hoạt động trên mạng xã hội.

Trong khuôn khổ chương trình, Ban Tổ chức cũng đã  phát động Cuộc thi “Đấu trường chốt đơn – StudentLive”. Ngoài mục đích tìm kiếm người chiến thắng, cuộc thi còn là hành trình rèn luyện và lan tỏa nhận thức nghề nghiệp trong giới trẻ.

Lộ trình diễn ra cuộc thi “Đấu trường chốt đơn – StudentLive”

Cuộc thi gồm 3 vòng:

- Vòng Sơ khảo (01/06 – 10/07/2025): Thí sinh gửi 1 video review sản phẩm (60 – 120s) trên TikTok. BTC chọn ra 30 thí sinh vào vòng Bán kết.

- Vòng Bán kết (17/07/2025): Thí sinh bốc thăm chia cặp và livestream trực tiếp trên TikTok với sản phẩm do nhãn hàng cung cấp.

- Vòng Chung kết (22/07/2025): 10 thí sinh xuất sắc nhất sẽ tranh tài qua phiên livestream 60 phút, trực tiếp chốt đơn cùng sản phẩm được tài trợ.

- Lễ trao giải: Sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Gala Dinner Vietnam Ad&Fun 2025 vào ngày 24/07/2025.

Cơ cấu giải thưởng gồm: 1 giải Nhất trị giá 10 triệu đồng, 1 giải Nhì trị giá 5 triệu đồng, 1 giải Ba trị giá 3 triệu đồng và 7 giải KOS Triển vọng trị giá 1 triệu đồng/giải.

Đọc thêm

Đừng bỏ lỡ

Cùng chuyên mục